This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015
Kiếm tiền tỷ từ chăn nuôi heo: Đâu là mẫu số chung?
Thứ Sáu, tháng 7 31, 2015
doanh nhan
No comments
Câu chuyện của những “tỷ phú nuôi heo” sau là điển hình cho một thế hệ người chăn nuôi như thế.
Niềm đam mê mãnh liệt với con heo
Nếu chỉ mới tiếp xúc qua, không ai ngờ người phụ nữ nhỏ bé Nguyễn Thị Kim Phượng (Mỹ Tho – Tiền Giang) là bà chủ của trang trại nuôi heo với 500 heo nái và 3.000 heo thịt. “Khởi nghiệp” chỉ với 1 con heo, không một đồng vốn và phải mượn đất đóng chuồng tạm bợ, chị lý giải sự thành công của mình: “Nuôi heo muốn khá thì phải “mê” nó”. Cái “mê” của chị chính là sự yêu thương, đặt hết tâm huyết của mình vào đàn heo, xem chúng như “con” mình và cho heo ăn những loại thức ăn tốt nhất, ngon nhất”.
Chính niềm đam mê mãnh liệt với nghề đã giúp các “tỷ phú” nuôi heo vượt qua những thời điểm khó khăn nhất
Không suôn sẻ như chị Kim Phượng, ngay từ những ngày đầu nuôi heo, ông Đỗ Văn Hùng (ngụ tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai – nơi được mệnh danh là “thủ phủ” chăn nuôi heo của cả nước) đã quyết định đầu tư nuôi 200 heo thịt. Lứa heo đầu tiên, ông lỗ 300 triệu. Không chùn bước, ông tiếp tục đeo đuổi và năm sau… vẫn lỗ. Lần đầu tiên có lời thì cũng chỉ vỏn vẹn 50 triệu đồng. Nói về cơ ngơi với trại heo gồm 300 heo nái và gần 1.200 heo thịt, ông tâm sự: “Trót mê con heo quá nên tôi cũng quyết theo đến cùng. Không có đam mê, có lẽ tôi đã bỏ cuộc ngay tại thời điểm cả giới chăn nuôi lao đao vì dịch tai xanh, lở mồm long móng”.
Không được đào tạo bài bản trường lớp nhưng chính niềm đam mê đã thôi thúc ông Đỗ Văn Hùng tìm tòi và học hỏi không ngừng
Đi đầu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật
Học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật là bí quyết thành công quan trọng nhất của hai trại chăn nuôi tư nhân này. Thật ấn tượng khi chị Phượng dẫn chúng tôi thăm phòng thí nghiệm lưu trữ tinh heo, máy siêu âm cho heo nái, v.v. Thậm chí chị còn lắp đặt cả hệ thống camera để theo dõi các biểu hiện của heo. Ngoài ra, chị còn cài đặt chương trình quản lý heo, bấm thẻ cho heo nái và quản lý heo vô cùng tỉ mỉ ngay từ lúc heo còn trong bụng mẹ đến khi xuất chuồng.
Chị Phượng nuôi heo “mát tay” – mông nở, nạc nhiều, da hồng hào - nhờ nhanh nhạy áp dụng khoa học kỹ thuật.
Heo của trại chị Phượng cũng được thương lái đánh giá rất cao với trọng lượng xuất chuồng luôn đạt từ 120kg - 130kg (cao hơn khoảng 20kg so với mức xuất chuồng trung bình) nhưng vẫn đảm bảo nạc nhiều, mông nở, lưng rãnh, da hồng hào, khỏe mạnh. Chị chia sẻ bí quyết là ngoài tiêm phòng nghiêm ngặt, 80% yếu tố còn lại là do dinh dưỡng. Được biết, trại heo của chị Phượng đã sử dụng cám Anco nhiều năm qua và gần đây có sử dụng cám có hệ men tiêu hóa Bio-zeemTM đã thu được những kết quả vượt trội. “Tôi thấy phân heo không còn hôi như mọi khi nữa. Đó là vì các dưỡng chất được heo tiêu hóa hấp thụ gần như hoàn toàn, chất dinh dưỡng sót lại trong phân rất ít. Heo ăn nhiều, mạnh khỏe và giảm hẳn tình trạng ăn không tiêu hay tỷ lệ mắc các bệnh đường ruột”. Sau tháng đầu tiên thì lô heo thử nghiệm đạt trọng lượng mong đợi trước 7 ngày. Chị ước tính những lứa heo sau có thể xuất chuồng sớm từ 11-14 ngày và sẽ tiết kiệm một lượng cám đáng kể.
Thành công của chị Phượng đến từ sự việc chú trọng vào vấn đề dinh dưỡng cho heo
Theo ông Đỗ Văn Hùng, người gắn bó với cám Con Cò trên 15 năm qua cũng đã dùng thử cám mới có Bio-zeemTM cho đàn heo, chia sẻ: “Tôi quan niệm, để heo khỏe ngoài tiêm ngừa các loại bệnh dịch, heo cần có sức đề kháng tốt để không bị các bệnh thông thường như bệnh đường ruột, bệnh hô hấp. Mà muốn heo có sức đề kháng tốt thì hệ tiêu hóa heo phải khỏe bằng cách thường xuyên bổ sung men tiêu hóa cho heo. Tôi thấy cám có men tiêu hóa Bio-zeemTM rất hiệu quả, tiện lợi không chỉ giúp tôi bỏ qua bước trộn men vào cám thủ công trước đây mà còn tiết kiệm được tiền men.”
Ông Đỗ Văn Hùng quan niệm cần chủ động tăng cường sức đề kháng cho heo ngay từ bữa ăn hằng ngày
Như vậy, dù con đường đến với nghề chăn nuôi khác nhau nhưng mẫu số thành công chung của hai hộ chăn nuôi “tỷ phú” này ngoài niềm đam mê đều nằm ở sự chủ động: chủ động cập nhật kiến thức mới, chủ động tăng cường sức đề kháng cho heo ngay từ những bữa ăn hàng ngày.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Việt Nam cho phép tái nhập nho, cam, quýt từ Úc
Thứ Sáu, tháng 7 31, 2015
doanh nhan
No comments
Từ 1/8 tới, Việt Nam sẽ chính thức cho nhập khẩu trở lại 3 loại quả là cam, quýt và nho từ Úc sau hơn nửa năm tạm dừng, ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết.
Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị Đánh giá việc thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 22/7, ông Hoàng Trung cho biết: Mới đây, Việt Nam đã tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại Úc và kết quả cho thấy ba loại quả trên đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật (KDTV) của Việt Nam .
Nho tại nông trại vùng Robinvale, Victoria, Úc. (Ảnh: Lệ Thu)
Đến nay, phía Úc đã cung cấp đầy đủ quy trình quản lý, bảo vệ thực vật (BVTV) đối với 3 loại quả kể trên cho phía Việt Nam.
“Từ nay tới hết tháng 7, hai bên vẫn còn thời gian để hoàn thiện khuôn khổ về mặt pháp lý, đặc biệt là điều kiện nhập khẩu, nhưng chắc chắn Việt Nam sẽ nhập khẩu trở lại cam, quýt và nho. Tuy nhiên, 35 loại quả khác phía ViệtNam vẫn đang tiếp tục xem xét”, ông Trung nhấn mạnh.
Ông Trung cho biết: Vừa qua, Úc đã chính thức nhập khẩu quả vải của ViệtNam . Úc cũng đang tích cực xem xét cho phép nhập khẩu xoài. Do phía Úc đã tạo điều kiện cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu nên thời gian tới Việt Nam cũng đẩy mạnh xem xét nhập khẩu thêm các loại hoa quả khác từ Úc, trên cơ sở hai bên cùng đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đặt ra theo đúng thông lệ quốc tế.
Trước đó, từ ngày 01/1, Việt Nam chính thức tạm ngừng nhập khẩu 38 loại hoa quả có xuất xứ từ Úc do những lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến vi trùng từ ruồi giấm có trong hoa quả tươi nhập khẩu từ Úc.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Hoa quả Việt sẽ không phải lo “ế” đầu ra?
Thứ Sáu, tháng 7 31, 2015
doanh nhan
No comments
Lãnh đạo Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) đang đẩy mạnh đàm phán với các đối tác để mở cửa thị trường xuất khẩu hoa quả sang nhiều nước trên thế giới trong thời gian tới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, New Zealand, Đài Loan, Ấn Độ…
Ông Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết tại Hội nghị Đánh giá việc thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt diễn ra sáng 22/7 tại Hà Nội.
Nhiều loại hoa quả của Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sang các thị trường mới (Ảnh minh họa; nguồn: Internet)
Theo ông Hồng, Hoa Kỳ đã mở cửa thị trường xuất khẩu cho nhãn, vải tươi của Việt Nam từ tháng 10/2014. Tháng 12/2014, lô nhãn tươi đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Cục đã hướng dẫn các địa phương, nông dân thực hiện các quy định và đã kiểm tra, cấp được 6 mã số vùng trồng cho cây vải Lục Ngạn, Bắc Giang; 2 mã số cho cây nhãn lồng Hưng Yên; 1 mã số cho nhãn Hà Nội. Ngoài ra, Cục cũng phối hợp với chuyên gia kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ xây dựng xong bản đồ liều chiếu xạ đối với vải xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Các Sở Nông nghiệp cũng được thông báo về điều kiện kiểm dịch thực vật đối với quả vải tươi xuất xuất sang thị trường Úc. Vụ vải năm 2015 đã có hơn 15 tấn vải xuất khẩu vào thị trường Úc.
Ông Hồng cũng cho biết: New Zealand đã ký kết Chương trình Bảo đảm Chính thức mở cửa thị trường cho quả thanh long Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Ngoài ra, phía Hàn Quốc cũng đã hoàn tất điều kiện nhập khẩu đối với quả xoài của Việt Nam và hoàn thành thủ tục chính thức để cho phép nhập khẩu xoài của Việt Nam. Việt Nam cũng đang thúc đẩy mở cửa thị trường quả vú sữa và đề xuất mở của thị trường đối với quả nhãn, vải, và chôm chôm sang thị trường này.
Cũng theo ông Hồng, các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán mở cửa thị trường cho nhiều loại hoa quả khác để xuất khẩu quả xoài và vú sữa sang Hoa Kỳ, xoài sang Úc, chôm chôm và vú sữa sang New Zealand.
Phía Nhật Bản cũng đã đồng ý về nguyên tắc và dự kiến đến tháng 9/2015 sẽ mở cửa thị trường quả xoài cho Việt Nam. Hai bên đang tiếp tục đàm phán về quả thanh long ruột đỏ.
Các cơ quan liên quan đang tiếp tục đàm phán về biện pháp xử lý hơi nóng để mở cửa lại thị trường xuất khẩu trái thanh long sang Đài Loan. Phía Việt Nam cũng cung cấp hỗ sơ kỹ thuật đối với 5 loại quả tươi của Việt Nam cho Đài Loan để thúc đẩy việc mở cửa thị trường.
Phía EU đã cho phép các doanh nghiệp có đủ điều kiện xuất khẩu lại đối với các mặt hàng rau gia vị đã bị EU cảnh báo, kèm theo đó là việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật để kiểm soát chặt nguộn hàng và tăng cường kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu xuất và thông báo cho phía EU.
Ông Hồng khẳng định: Hai rào cản lớn nhất đối với xuất khẩu rau quả ra nước ngoài là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) và kiểm dịch thực vật. Cả hai vấn đề này đều thuộc chức năng nhiệm vụ của Cục, vì thế trong thời gian tới cục sẽ tăng cường quản lý đối với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Cục đã trình Bộ loại bỏ 369 thuốc BVTV độc hại của 177 hoạt chất và hỗn hợp các hoạt chất ra khỏi danh mục thuộc BVTV được phép sử dụng trên rau, quả, chè ở Việt Nam.
Ngoài ra, Cục cũng vừa triển khai Dự án tăng cường năng lực kiểm tra ATTP hàng nông sản nhập khẩu tại 3 chi cục kiểm dịch thực vật tại Hải Phòng, Lạng Sơn và Lào Cai, nhằm nâng cao ý thức cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của cả Việt Nam và Trung Quốc đảm bảo ATTP khi xuất khẩu hàng nông sản sang Việt Nam.
Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu rau quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã ban hành quy định mới về đăng ký kiểm dịch thực vật đối với hàng hóa vận chuyển qua đường bộ và đường hàng không, giảm thời gian từ 24h xuống còn tối đa 4h, và còn 10h đối với hàng hóa qua cảng biển.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thu hơn 1 tỷ đồng/năm nhờ mô hình sản xuất lươn giống
Thứ Sáu, tháng 7 31, 2015
doanh nhan
No comments
Trở về cuộc sống đời thường, ông Huỳnh Văn Ri, thương binh 4/4 vẫn còn gần chục mảnh đạn dính trong người. Sức khỏe yếu, ông vẫn miệt mày lao động, sản xuất để giờ thành quả là mô hình sản xuất lươn giống thu hơn 1 tỷ đồng/năm.
Năm 1968, theo tiếng gọi của non sông, chàng thanh niên Huỳnh Văn Ri, SN 1952 (ngụ ấp Long Công, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) lên đường nhập ngũ, tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 1971, ông bị thương ở cánh tay và hàng chục mảnh đạn ở lưng, chân, phổi… được đưa vào nằm viện một thời gian, khi khỏe lại tiếp tục xung trận. Năm 1977, khi đó sức khỏe yếu nên tổ chức cho ông xuất ngũ trở về quê hương lao động, sản xuất.
Tuổi cao nhưng thương binh Huỳnh Văn Ri vẫn miệt mày lao động, sản xuất
Về đời thường, ông mang trong người gần chục mảnh đạn với xác nhận thương binh 4/4, tỷ lệ thương tật trên 30% và Huân chương kháng chiến hạng nhì. Ông Ri kể lại: “Lúc đó về quê hương, gia đình cho được 2 công đất làm ruộng nên hai vợ chồng phải bươn chải đủ thứ nghề để kiếm sống. Thời điểm nghèo khó ai cũng ăn độn và thậm chí “buôn lậu” gạo ở tận Cà Mau mới mong có được cái ăn nên rất vất vả”.
Bằng ý chí và nghị lực của “Bộ đội Cụ Hồ”, ông miệt mài lao động, phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất “bom cài, đạn xới” ở quê hương. Tuy nhiên, khó khăn luôn chồng chất khi ruộng đồng đầy hố bom còn vườn tượt toàn cây tạp hiệu quả chẳng bao nhiêu. Vì vậy ông nghĩ ra nghề nuôi lươn vì chẳng tốn nhiều đất mà hiệu quả lại cao.
Mô hình sản xuất lươn giống đem về cho ông thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm
Mặc dù còn nhiều vết thương trong người, sức khỏe yếu ông vẫn tham gia lao động khiến nhiều người nể phục
Khi thành công, ông bắt đầu cung ứng cho bà con trong vùng rồi những nông dân ở các tỉnh xa biết tiếng cũng tìm đến để mua con giống về nuôi. Hiện nay, ông Ri sản xuất theo đơn đặt hàng của nông dân ở khắp nơi trong cả nước với giá 3.000 đồng/con lươn giống. Vừa rồi có đối tác Nhật, Hàn Quốc đến đặt hàng nhưng ông từ chối vì số lượng quá lớn. Trung bình mỗi năm, ông sản xuất khoảng 400.000 con lươn giống, doanh thu trên 1 tỷ đồng, sau khi trừ đi chi phí ông thu về lợi nhuận trên 600 triệu đồng. Dù lớn tuổi nhưng ông vẫn miệt mài nghiên cứu, sản xuất lươn giống và đang chuyển giao dần sang những đứa con tiếp tục theo nghề. Ông luôn quan niêm “thương binh tàn nhưng không phế” nên phải luôn phấn đấu trong lao động, sản xuất.
Ông chia khu sản xuất ra thành từng ô nhỏ để ươm lươn giống
Căn nhà của ông Ri nằm sâu trong con đường giao thông nông thôn nhưng lâu lâu lại có nông dân từ các tỉnh xa lặn lội tìm tới để mua con giống, tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Ông Ri tận tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn và chuyển giao cả việc sản xuất lươn giống để cùng nhau làm giàu. Lớn tuổi nhưng ông vẫn hăng say lao động, sản xuất khiến rất nhiều người thán phục
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thoát nghèo, thành triệu phú nhờ... gấc
Thứ Sáu, tháng 7 31, 2015
doanh nhan
No comments
Từ vùng đất cằn cỗi, trồng nhiều loại cây nhưng không thu lại lợi ích kinh tế cao, nhiều nông dân tại huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây gấc, bước đầu đã vươn lên làm giàu từ mảnh đất của mình.
Vào giữa năm 2013, HTX Nam Hà (thị trấn Ea tling, huyện Cư Jút) trồng thử nghiệm 2 ha cây gấc. Sau 7 tháng trồng, cây gấc bắt đầu cho thu hoạch, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha, giá bán khoảng 6 triệu đồng/tấn. Thấy mang lại hiệu quả kinh tế cao, HTX đã vận động nhiều nông dân cùng tham gia phát triển mô hình này. Trong giai đoạn đầu, HTX hỗ trợ bà con nông dân 50% chi phí giống, phân bón vi sinh, riêng hộ nghèo hỗ trợ 100%. Ngoài ra, tất cả các hộ dân tham gia trồng gấc đều được ký hợp đồng ràng buộc một cách chặt chẽ với HTX.
Yếu tố đầu vào trong sản xuất giữ vai trò hết sức quan trọng, do đó nguồn giống cũng như phân bón được cung cấp bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó, HTX này ký hợp đồng lâu dài với một công ty gấc ở Tây Nguyên để bao tiêu đầu ra cho bà con nông dân. Chỉ tính riêng tại 2 huyện Cư Jút và Krông Nô có gần 500 hộ liên kết với HTX để phát triển vùng nguyên liệu với diện tích khoảng 600 ha.
Vườn gấc gần 2 năm tuổi của chị Đỗ Thị Mai (Thôn 4, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút), một trong những nông dân gắn bó đầu tiên với cây gấc khi HTX Nam Hà phát triển vùng nguyên liệu tại xã Tâm Thắng đang phát triển rất xanh tốt. Trước khi quyết định chuyển đổi từ 0,5 ha cà phê sang cây gấc, chị Mai vẫn có phần lo lắng và do dự.
Cây gấc đang trở thành hướng làm giàu bền vững cho nông dân tại huyện Cư Jút
Theo chị Mai nhờ được hướng dẫn kỹ thuật tỉ mỉ, chăm sóc cẩn thận, nên khoảng 1 năm sau khi xuống giống, cây gấc cho thu hoạch. Với diện tích khoảng 0,5 ha, năm đầu tiên cho thu đến 10 tấn quả, giá trị kinh tế đạt khoảng 60 triệu đồng. Trong khi đó, cũng với diện tích đó, nếu vẫn canh tác cây cà phê thu nhập chỉ giao động từ 11-17 triệu đồng/năm.
“Nhờ gắn bó với cây gấc, đời sống của gia đình tôi bắt đầu có nhiều thay đổi, cuộc khó khăn trước đây giờ đã ổn định hơn và từng bước làm giàu được", chị Mai vui mừng cho biết.
Gấc không chỉ được biết đến là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là cây trồng không kén đất, sức chống chịu tốt, ít sâu bệnh. Bên cạnh đó, cây này dễ chăm sóc, không phải đầu tư nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Theo tính toán của bà con nông dân thì, bình quân 1ha đất trồng được 500 gốc gấc. Nếu điều kiện khí hậu thuận lợi và được chăm sóc tốt, 1 ha gấc sẽ thu hoạch khoảng 18 tấn trong năm thứ nhất, 36 tấn năm thứ hai, tiếp tục tăng lên trong năm thứ ba và những năm tiếp theo.
Trên thị trường, gấc được thu mua khoảng 6.000/kg, một ha gấc bà con nông dân thu về gần 150 triệu đồng mỗi vụ. Với mức thu nhập đó, gấc từng bước khẳng định là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác.
Ông Nguyễn Giáp Thỉnh (xã Nam Dong, huyện Cư Jút) cho biết, ông trồng cây gấc vì diện tích đất này đã gắn bó với nhiều loại cây trồng những chưa cây nào phù hợp. Sau gần 1 năm trồng, cây gấc bắt đầu phủ kín dàn và cho ra những lứa quả đầu tiên.
Ngoài trồng gấc, ông Thỉnh còn tận dụng khoảng diện tích đất trống phía dưới dàn để trồng thêm cây gừng và cây đinh lăng. Với 0,8 ha gấc đang phát triển, mô hình này hứa hẹn sẽ giúp gia đình ông không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu trong tương lai gần.
Ông Hà Công Xã, Trưởng phòng Chính sách - Tuyên truyền, liên minh HTX tỉnh Đắk Nông cho biết: “Mặc dù là loại cây trồng còn khá mới mẻ, nhưng với hiệu quả kinh tế bước đầu mang lại, có thể khẳng định được triển vọng kinh tế lâu dài của cây gấc. Hiện tỉnh cũng đang tiến hành tuyên truyền, khuyến khích và phổ biến những kỹ thuật tiên tiến để giúp bà con nâng cao năng suất cây gấc ở địa phương”.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Cà phê Đà Lạt được đưa vào hệ thống cửa hàng Starbucks của Mỹ
Thứ Sáu, tháng 7 31, 2015
doanh nhan
No comments
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết: Cà phê Arabica (cà phê chè) Đà Lạt của Việt Nam bắt đầu có thương hiệu trên thị trường cà phê thế giới. Vừa qua, Công ty Starbucks (Mỹ) chính thức đưa mặt hàng này lên trang web để mua bán, giao dịch trên thị trường cà phê quốc tế.
Theo giá niêm yết tại các cửa hàng Starbucks, cà phê Arabica đã được rang xay là 22,4 USD/pound (khoảng gần 50 USD/kg, tương đương hơn 1 triệu đồng/kg). Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường cà phê Đà Lạt nói riêng và Việt Nam nói chung.
Hiện nay, cà phê chè Đà Lạt là một trong 7 loại cà phê ngon của thế giới được Starbucks lựa chọn. Starbucks là một công ty lớn chuyên kinh doanh cà phê trên thế giới, có chuỗi quán cà phê đứng hàng đầu quốc tế với hơn 21.500 cửa hàng tại 56 quốc gia và vùng lãnh thổ, cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam được đặt tại TPHCM.
img-0380-20139
Cà phê Đà Lạt được đưa vào hệ thống cửa hàng Starbucks của Mỹ
Được biết, Starbucks chọn cà phê theo các chuẩn: đảm bảo vị, mùi và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và cà phê Arabica Đà Lạt đã đạt được những tiêu chí đó.
Hiện, tổng diện tích cà phê trên TP Đà Lạt là hơn 3.400ha được phân bố trên các xã Xuân Trường, xã Tà Nung... đảm bảo luôn cung cấp các loại cà phê chất lượng cho thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Ngọc Hà