Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Thái Lan đẩy mạnh bán gạo cho Trung Quốc, gạo Việt lo mất thị trường?

Bộ trưởng Thương mại Thái Lan có chuyên công tác tới Trung Quốc, dự kiến là cả Nam Phi và Mozambique để xúc tiến những thoả thuận bán gạo.


Thái Lan có ý định sẽ xúc tiến việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Nam Phi và Mozambique trong thời gian tới.
Thái Lan có ý định sẽ xúc tiến việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Nam Phi và Mozambique trong thời gian tới.
Nguồn tin mới nhất từ Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan cho biết, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Apiradi có chuyến công tác tới Bắc Kinh vào ngày thứ Sáu vừa qua để gặp gỡ với các nhà chức trách Trung Quốc nhằm sớm kết thúc thỏa thuận mua bán 1 triệu tấn gạo giữa Chính phủ với Trung Quốc.
Trước đó, các nhà chức trách Thái Lan và Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác chung vào tháng 12/2014 về việc mua 1 triệu tấn gạo loại cũ và mới kèm theo 200.000 tấn cao su. Biên bản thỏa thuận hợp tác chung thuộc dự án tàu cao tốc Sino-Thai. Thời điểm vận chuyển dự kiến vào năm 2016. Trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ này, hai bên đã ký mua 1 triệu tấn gạo tại thời điểm cuối năm 2015.
Chính phủ Thái Lan cũng sớm hy vọng sẽ vận chuyển nốt 100.000 tấn gạo trong bản hợp đồng mua bán gạo 1 triệu tấn giữa Chính phủ hai nước Thái Lan – Trung Quốc đã được ký kết dưới thời của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, mặc dù tình trạng hạn hán vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan vẫn tin tưởng sẽ đạt chỉ tiêu xuất khẩu gạo hơn 9,5 triệu tấn trong năm 2016. Nếu tình hình hạn hán vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, Chính phủ Thái Lan vẫn có khả năng xuất khẩu do Hội đồng Chính sách Gạo Quốc gia cho phép bán lượng gạo dự trữ trong kho quốc gia dưới hình thức thỏa thuận giữa Chính phủ hoặc đấu thầu chung.
Thậm chí, trong trường hợp các nhà xuất khẩu tư nhân có sẵn thị trường quốc tế, việc bán trực tiếp gạo tới các nhà xuất khẩu tư nhân vẫn có thể được thông qua.
Tiếp theo sau Trung Quốc, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan sẽ có chuyến công tác tới Nam Phi và Mozambique trong tháng 6/2016 để có xúc tiến những thỏa thuận bán gạo khác tới các quốc gia Nam Phi.
Chính phủ Thái Lan hiện đang giữ 11,4 triệu tấn gạo trong kho dự trữ quốc gia giảm hơn so với số lượng gạo dự trữ trong kho trước đó ở mức 18,7 triệu tấn gạo. Kể từ thời điểm đảo chính vào tháng 5/2014, tổng cộng đã có 13 phiên đấu thầu với tổng giá trị khoảng 53,9 tỉ Bạt.
Việc Thái Lan muốn bán ra hơn 11,4 triệu tấn gạo sẽ khiến trong thời gian tới, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc hiện vẫn là thị lớn nhất về nhập khẩu gạo của Việt Nam với thị phần chiếm gần 32% trong 3 tháng đầu năm 2016. Với số lượng gạo dự kiến bán ra kỷ lục của Thái Lan, vượt cả con số xuất khẩu gạo trung bình mỗi năm khoảng 10 triệu tấn, đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nước lo ngại. Một số doanh nghiệp cho biết, có tình trạng đối tác nước ngoài tạm ngưng hợp đồng để chờ mua gạo rẻ hơn trong thời gian tới.
"Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là Philippines, Indonesia, châu Phi. Thị trường châu Phi có nhu cầu lớn về gạo tuy nhiên họ không có tiền để mua. Thái Lan có thể sẽ “nhảy vào” thị trường này bởi nước này sẵn sàng cho châu Phi vay tiền mua gạo. Thị trường Trung Quốc chủ yếu vẫn là xuất khẩu theo đường tiểu ngạch thì vẫn có thể duy trì thị phần. Tuy nhiên, việc xuất khẩu gạo cấp cao sang thị trường này sẽ gặp trở ngại vì doanh nghiệp Việt Nam có hành vi gian dối trong buôn bán”, chuyên gia lúa gạo Võ Tòng Xuân từng đánh giá.
Tuy nhiên, về phía cơ quan quản lý dường như vẫn khá bình tâm. Trong một báo cáo mới phát hành, Bộ Công Thương cho rằng, kế hoạch xuất khẩu gạo của Thái Lan nhằm đẩy nhanh việc tồn kho để tránh tiếp tục xuống cấp về chất lượng, tránh thua lỗ thêm, để có chỗ cho gạo vụ mới. Phần lớn là gạo chất lượng thấp, gạo cũ, có cả gạo hỏng, chỉ sử dụng được cho chế biến công nghiệp và chăn nuôi, không phải phân khúc mà Việt Nam đang trực tiếp cạnh tranh.
Đồng quan điểm, trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối cho hay, các nước Đông Nam Á thích ăn gạo Việt Nam vì gạo Việt Nam là gạo mới, “gạo tươi”. Trong khi, Thái Lan xả kho đợt này, do là số gạo còn tồn kho từ chương trình thế chấp lúa gạo Chính phủ của cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, được mua trong những năm 2012 và 2013 nên toàn bộ là gạo cũ, chất lượng thấp.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: “Về thông tin, hiện nay, các đối tác mua gạo đang chờ đợi, nghe ngóng mua gạo giá rẻ của Thái Lan, theo tôi có thể chưa chính xác. Bởi vì từ trước đến nay, có một thực tế là trên thị trường tiêu thụ gạo quốc tế giá gạo Việt Nam thường rẻ hơn giá gạo Thái Lan”.
Đại diện Bộ Công Thương cũng cho rằng, nếu xảy ra việc Thái Lan bán bằng hoặc thậm chí thấp hơn để thu hồi vốn, giải phóng lượng hàng tồn kho, chúng ta phải đối mặt với thực tế và đề ra các giải pháp thích hợp, ví dụ Chính phủ, các Bộ, ngành cần tập trung hỗ trợ, đẩy mạnh việc đấu thầu cấp quốc gia đối với hợp đồng lớn. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo tại các thị trường như Liên bang Nga, các nước thuộc liên minh kinh tế Á Âu và các thị trường có FTA đã ký với Việt Nam,Châu Phi và Trung cận Đông... Đồng thời, phối hợp với các nước có chung biên giới với Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

Lợn "khỏa thân" tràn vào nội thành

Vào lúc gần sáng và từ 12h - 15h hàng ngày, hàng loạt những chiếc xe gắn máy chở lợn đã giết mổ, người dân quen gọi là lợn “khỏa thân”, phóng vèo vèo từ các xã vùng ven vào trung tâm thành phố Hà Nội để tiêu thụ.




Một lò giết mổ lậu nằm giữa phường Đại Mỗ và phường Dương Nội hoạt động công khai.
Một lò giết mổ lậu nằm giữa phường Đại Mỗ và phường Dương Nội hoạt động công khai.
Lò mổ lậu tung hoành
Dưới cái nắng oi ả giữa tháng 5 chúng tôi lần theo dấu vết của những người đi ủng cao su, mặc quần áo mưa chạy xe gắn máy tới các cơ sở giết mổ tại xã La Phù. Các cơ sở giết mổ ở đây đều tập trung ở thôn Độc Lập, nơi gần ao hồ có ngã ba giao cắt với phường Dương Nội (Hà Đông) thuận tiện cho việc vận chuyển.
Khoảng 12h trưa, bên trong các cơ sở giết mổ đã chật ních xe gắn máy của dân buôn đang chờ để lấy thịt, xương, nội tạng. Được một lúc sau chúng tôi phát hiện 2 chiếc xe thùng, trọng tải hơn 1 tấn màu trắng, tiếng lợn kêu inh ỏi bên trong. Xe từ từ lùi đuôi vào một cơ sở giết mổ, và lợn bắt đầu được đưa xuống.
Một lúc sau những chiếc xe gắn máy của dân buôn lũ lượt đi ra, với tần suất dày đặc. Lúc cao điểm, chỉ trong vòng 1 phút có tới 5 xe gắn máy chở thịt lợn chạy qua đoạn đường này.
Mỗi xe gắn máy chở từ 1 đến 2 con lợn và các phụ phẩm tiết, lòng được treo xung quanh đỏ lòm. Lợn trên xe chỉ được phủ bằng một tấm vải ẩm ướt, cáu bẩn hoặc được che bằng bao tải, thậm chí nhiều xe không có vải che phủ vô tư phóng vèo vèo qua con đường bụi mù vì đất, cát bay lên theo những trận gió.
Ngoài điểm ở xã La Phù một cơ sở giết mổ khác nằm ngay mặt đường giao thông liên xã giữa phường Dương Nội và phường Đại Mỗ cũng diễn ra cảnh tượng tương tự. Cơ sở giết mổ này được xây dựng rất sơ sài với diện tích khoảng 50 - 60m2, khung được dựng bằng tre, mái bằng tấm lợp, nền nhà được đổ xi măng.
Thịt lợn, lòng, gan, phổi,... được vứt bừa bãi trên nền xi măng ẩm ướt. Chất thải, nước thải sau giết mổ đều đổ trực tiếp xuống kênh tiêu gần đó. Điều lạ là, hầu hết các xe chở thịt lợn đều chạy qua trụ sở UBND phường Dương Nội và UBND phường Đại Mỗ mà không bị cơ quan, tổ chức nào kiểm tra, ngăn chặn.
Chính quyền bất lực?
Ông Nguyễn Hữu Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã La Phù cho biết, hiện xã còn 6 cơ sở giết mổ tập trung tại 3 địa điểm. Tất cả các cơ sở giết mổ đều không có giấy phép, và hoạt động “chui”. Mỗi cơ sở hàng ngày giết, mổ khoảng gần 20 con lợn.
“Khó có thể biết được họ bắt lợn ở đâu, nguồn gốc ra sao, bản thân họ cũng không chấp hành khai báo” - Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội
Theo ông Khoa, xã cũng đã tiến hành cắt điện tại các cơ sở này nhưng chủ các cơ sở vẫn tự ý đấu nối với nguồn điện từ phường Dương Nội để tiếp tục hoạt động giết mổ. Khó khăn của xã hiện nay là không có cán bộ phụ trách thú y để quản lý, tổng hợp hồ sơ xử lý các cơ sở vi phạm. Ông Khoa khẳng định, “hết bầu cử xã sẽ tập trung, kiên quyết xử lý các cơ sở giết mổ không phép này triệt để”!
Thượng tá Phùng Quang Hiển, Phó trưởng Phòng Cảnh sát môi trường Hà Nội cho biết, không riêng gì các cơ sở giết mổ nhỏ, lẻ ở La Phù hay Đại Mỗ mà trên địa bàn thành phố Hà Nội còn có nhiều cơ sở giết, mổ gia súc khác đang trong tình trạng tương tự như ở Thường Tín, Chương Mỹ,...
Việc vận chuyển thịt lợn bằng xe máy, thịt lợn không được che phủ dưới thời tiết nắng nóng nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao. “Theo quy định thì việc vận chuyển phải được đóng gói bằng thùng tôn, thậm chí còn phải ướp lạnh hoặc bảo quản vận chuyển bằng xe tải đông lạnh”, ông Hiển nói.
Theo ông Hiển để xảy ra tình trạng này trước hết trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương với chức năng quản lý nhà nước, chứ không thể đùn đẩy cho thú y hay cơ quan chức năng khác. “Thực tế, hàng năm việc xử phạt của chính quyền cấp xã rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, hoặc chỉ xử lý khi có sự chỉ đạo của các cơ quan cấp trên”.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho hay, hiện Hà Nội có khoảng 1.518 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Lợn “khỏa thân” tại các cơ sở giết, mổ nhỏ, lẻ được vận chuyển vào nội thành đang là thực trạng nhức nhối. Đã có quy định xử phạt việc vận chuyển gia súc không đúng quy định nhưng thực tế Chi Cục chưa xử phạt trường hợp nào.
“Trước đây, Sở Công Thương Hà Nội đã có chương trình hỗ trợ vận chuyển gia súc bằng thùng tôn nhưng do khi sử dụng cũng chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên không được triển khai tiếp”, ông Sơn nói.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Hà Tĩnh: Tấp nập khách trở lại các điểm kinh doanh hải sản an toàn

Hiện nay, 25 điểm kinh doanh hải sản an toàn ở Hà Tĩnh đã tấp nập khách trở lại nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tỉnh. Đây là các nhà hàng đảm bảo các điều kiện, có vị trí phù hợp, thuận lợi cho việc giao dịch, có hệ thống bảo quản tốt, đảm bảo chất lượng hải sản trong thời gian tạm trữ chờ tiêu thụ, không gian thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường...

Các sở, ngành tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực phối hợp giúp các cửa hàng hải sản an toàn thu hút khách trở lại.
Một khách hàng ở phường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Thời gian qua tôi không dám mua hải sản, nhưng nay thấy hàng hóa được chứng nhận đã kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh trực tiếp dán tem, nhãn thì tôi rất yên tâm”.

Hoạt động mua bán hải sản tại cửa hàng số 120 Xuân Diệu, TP Hà Tĩnh.
Chia sẻ với PV Báo Xây dựng, ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế khẳng định: Ngành y tế tỉnh đã huy động các đơn vị có đủ năng lực chuyên môn để kiểm soát ATTP, Chi cục ATVSTP tỉnh và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát nguồn hải sản được nhập về và bán ra đảm bảo chất lượng, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phong trào “Nói không với thực phẩm bẩn”.
Trước đó, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia (Bộ Y tế) có văn bản trả lời kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn 8 mẫu hải sản do các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh thu thập từ các cửa biển, chợ ở Hà Tĩnh cho thấy không phát hiện hàm lượng xyanua, phenol trong tất cả các mẫu và hàm lượng kim loại nặng trong tất cả các mẫu đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Đại diện lãnh đạo Sở Công thương Hà Tĩnh cho biết: “Sau khi triển khai các điểm bán hải sản an toàn, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp kiểm tra để tránh trường hợp “trà trộn” các loại hải sản không rõ nguồn gốc vào tiêu thụ, đồng thời tư vấn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh bước đầu”.
Dự kiến, thời gian tới, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục khai trương 150 điểm bán hải sản an toàn trong toàn tỉnh.

Khách hàng đã yên tâm trở lại các cửa hàng hải sản an toàn.
Theo Quyết định số 1118/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ký ngày 11/5, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện việc kinh doanh hải sản tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích đảm bảo các điều kiện thì được nhận hỗ trợ một lần với số tiền 5 triệu đồng/điểm kinh doanh do thị trường bị ảnh hưởng bởi hiện tượng hải sản chết bất thường.

Sản phẩm tại cửa hàng hải sản an toàn số 16 Võ Liêm Sơn (TP Hà Tĩnh).
UBND tỉnh đã hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 45 ngày đối với các nhân khẩu thuộc hộ gia đình chủ tàu và hộ gia đình của lao động trên tàu khai thác hải sản ven bờ, vùng lộng không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90CV và các hộ gia đình làm dịch vụ hậu cần nghề cá trong khu vực ở của ngư dân bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo đó, hỗ trợ một lần 3,5 triệu đồng/tàu không lắp máy đánh bắt ven bờ do phải ngừng ra khơi khai thác hải sản; hỗ trợ một lần 5 triệu đồng/tàu lắp máy có công suất dưới 90CV đánh bắt ven bờ và vùng lộng.
Cũng dịp này, Liên đoàn lao động tỉnh đã trao 08 bộ máy Icom (với tổng giá trị hơn 216 triệu đồng) cho 08 đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá có thuyền công suất lớn đánh bắt cá xa bờ để thuận tiện cho quá trình liên lạc và 53 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho 53 đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons