This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015
Hậu phá giá đồng NDT: Gạo Việt xuất khẩu bị ép giá
Thứ Hai, tháng 8 31, 2015
doanh nhan
No comments
Ảnh minh họa
Sau khi đồng Nhân dân tệ (NDT) liên tục phá giá, nhiều lĩnh vực xuất khẩu (XK) chịu tác động, trong đó mặt hàng gạo xuất khẩu đang đối mặt với không ít khó khăn từ việc ép giá, phá vỡ hợp đồng của không chỉ đối tác Trung Quốc mà từ các đầu mối nhập khẩu tại một số thị trường khác.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam, nên giá bán và doanh thu của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam có thể sụt giảm trong thời gian tới bởi đối với các hợp đồng thanh toán bằng đồng USD, các DN Trung Quốc phải chi thêm hơn 4% cho các đơn hàng mua với giá trước đây; vì vậy đang có xu hướng ép giá gạo Việt Nam để bù đắp lại phần thâm hụt khi chuyển đổi từ NDT sang USD.
Còn những đơn hàng XK áp dụng phương thức thanh toán bằng đồng NDT sẽ gặp ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi tỷ giá, kéo doanh thu của các DN giảm xuống khi quy đổi sang VND.
Bên cạnh đó, trên thị trường gạo thế giới, gạo Ấn Độ và Pakistan đang được chào bán với giá khá thấp, cũng tạo thêm áp lực lên giá gạo XK của Việt Nam nói chung, gạo XK sang Trung Quốc nói riêng. Giá gạo XK chính ngạch sang Trung Quốc đã giảm khá nhiều, hiện chỉ còn 340 USD/tấn với gạo 5% tấm (giá FOB tại TPHCM), 330 USD/tấn với gạo 15% tấm …
So với tháng 7 thì giá gạo XK chính ngạch sang Trung Quốc đã giảm khoảng 7-8 USD/tấn. Do giá gạo XK sang Trung Quốc bị giảm, giá lúa gạo hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng giảm theo.
VFA khuyến cáo, để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ việc Trung Quốc phá giá đồng NDT, các DN XK gạo cần đa dạng hóa thị trường, từng bước giảm phụ thuộc vào thị trường nước này, kết hợp với việc cắt giảm giá thành, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm.
Đồng thời, cần chú trọng hơn nữa việc khai thác tiềm năng thị trường nội địa và chuyển đổi cơ cấu chủng loại gạo phù hợp với nhu cầu tiêu thụ chung trên thế giới, thay vì chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Hà thành giải khát 100 tấn cam Trung Quốc mỗi ngày
Thứ Hai, tháng 8 31, 2015
doanh nhan
No comments
Chưa tính ở các cửa khẩu khác, chỉ riêng tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hiện mỗi ngày đã có gần 100 tấn cam Trung Quốc được nhập về Việt Nam. Đa số được tiêu thụ ở khu vực phía Bắc, nhất là Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII (Lạng Sơn), cho biết, thời điểm hiện tại, mỗi ngày khoảng 250-350 tấn rau củ, quả Trung Quốc về qua cửa khẩu Tân Thanh. Trong đó, mặt hàng rau củ chủ yếu là hành, tỏi, khoai tây.
Còn mặt hàng hoa quả, hiện có táo Trung Quốc mỗi ngày về 60-80 tấn, nho đỏ Trung Quốc khoảng 30 tấn... Nhiều nhất là mặt hàng cam có vỏ ngoài màu xanh với số lượng nhập qua cửa khẩu Tân Thanh khoảng gần 100 tấn mỗi ngày.
Vậy, sau khi qua cửa khẩu Tân Thanh, số rau củ quả, đặc biệt là số lượng cam gần 100 tấn đó được tiêu thụ ở đâu?
Mỗi ngày có gần 100 tấn cam xanh Trung Quốc được nhập về qua cửa khẩu Tân Thanh
Thực tế, trên thị trường hiện nay có bán khá nhiều loại cam như: cam sành, cam xoàn Sài Gòn, cam cara, cam đường, cam Hà Giang... Tuy nhiên, tất cả các loại cam này đều được người bán khẳng định là cam Sài Gòn, cam Hà Giang, cam Hưng Yên hay cam Mỹ. Tuyệt nhiên không có cam Trung Quốc bán trên thị trường.
Cụ thể, trên đường Nguyễn Xiển, Giải Phóng hay khu vực các chợ trên địa bàn Hà Nội hiện nay có bán khá nhiều loại cam giá rẻ chỉ 25.000 đồng/kg, bên ngoài loại cam này có vỏ màu xanh, vỏ mỏng, bên trong ruột vàng ăn hơi chua. Người bán cho biết đây là cam bóc vỏ, dùng để vắt nước rồi bỏ thêm chút đường để uống hoặc có thể ăn luôn.
Tuy nhiên, tất cả các chủ hàng đều khẳng định loại cam này là cam từ Hưng Yên và các chủ hàng đều cho biết mùa cam ở Hưng Yên bắt đầu từ tháng 7 âm lịch đến khoảng tháng 9 âm lịch là hết.
Tại đường Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội), loại cam giá có vỏ xanh này còn được bán với giá chỉ 20.000 đồng/kg với mác cam Hà Giang chính hiệu.
Song, tại thị trường, các loại cam đều được biến thành cam Hưng Yên, Hà Giang để lừa người tiêu dùng.
“Em ơi mua cam đi, cam Hà Giang mới vào vụ tươi ngon lắm. Chị bảo hành luôn nhé. Chị bán toàn người lấy 2-5kg về ăn thôi”, một người bán cam tên Thuận trên đường Kim Giang nói.
Bà Nguyễn Thị Yến, một đầu mối chuyên bỏ sỉ cam tại chợ Long Biên (Hà Nội), cho biết, ở Hà Nội, nếu muốn biết nguồn gốc hoa quả ngoài chợ thì chỉ có ra chợ đầu muối người mua mới biết đích xác được nguồn gốc rau củ quả có xuất xứ từ đâu.
“Chợ đầu mối hàng Trung Quốc thì bảo là hàng Trung Quốc, hàng Việt Nam bảo là hàng Việt Nam, không có chuyện lẫn lộn hàng Trung Quốc thành hàng Việt. Song, ra đến chợ bán lẻ, hàng Trung Quốc đều được người bán gắn cho cái mác hàng Việt để dân tin mua nhiều hơn”, bà Yến nói.
Trao đổi với PV Báo VietNamNet, bà Đoàn Thị Chải, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, khẳng định, tại Hưng Yên chưa có cam bán ra thị trường các tỉnh bởi cam tại các vườn trồng giờ vẫn còn nhỏ.
Theo bà Chải, tùy thuộc vào thời tiết mà cam Hưng Yên cho thu hoạch sớm hay muộn, song những năm trước cam Hưng Yên thường cho thu hoạch vào dịp cuối năm chứ không thể nào mới tháng 7 âm lịch đã có cam của Hưng Yên bán tràn lan trên thị trường như thế này được.
Tương tự, ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, cũng khẳng định loại cam vỏ mỏng màu xanh có giá bán 20.000 - 25.000 đồng ở Hà Nội không phải là cam Hà Giang.
Theo ông Vinh, cam Hà Giang có hai loại, loại cam sành mẫu mã không được đẹp như cam sành Sài Gòn, vỏ ngoài khi chín có màu vàng đỏ, cam có vị thơm, ăn ngọt xen lẫn vị hơi chua, có hạt. Còn một loại nữa là cam vỏ xanh gần giống quýt. Tuy nhiên, tại các vườn trồng, cả hai loại cam này vẫn còn nhỏ, đường kính của quả cam mới được khoảng 3cm.
“Phải đến tầm tháng 10 âm lịch mới có cam Hà Giang bán, chứ bây giờ mà nói có cam Hà Giang bán trên thị trường Hà Nội thì đều là cam từ nơi khác đội lốt cam Hà Giang hết”, ông Vinh nói.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015
Phụ thuộc Trung Quốc, xuất khẩu gạo lĩnh đủ nóng-lạnh
Chủ Nhật, tháng 8 30, 2015
doanh nhan
No comments
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo khá khó khăn khi liên tục sụt giảm cả lượng lẫn giá trị, dự kiến khó khăn này còn kéo dài trong 1-2 năm nữa. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại bị “trói chân” bằng giấy phép xuất khẩu khiến cho tình hình xuất khẩu của ngành gạo càng khó khăn hơn.
Tại Hội thảo “Góp ý Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và Dự thảo Thông tư quản lý cây ngắn ngày”, ông Trần Xuân Định, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 6-7 triệu tấn gạo nhưng lợi nhuận còn thấp. Từ đầu năm đến nay, hạt gạo xuất khẩu gặp không ít khó khăn và dự kiến tình trạng này không có nhiều biến chuyển trong 1-2 năm tới. Tuy nhiên, nếu xét tầm trung và dài hạn thì cơ hội xuất khẩu còn khá rộng mở.
Về mặt thị trường, gạo của chúng ta lại phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ “nóng-lạnh” như Trung Quốc. Trong khi đó, ngoài đối thủ lớn là Thái Lan, xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đang phải cạnh tranh mạnh với Ấn Độ, Pakistan, Hoa Kỳ, Myanmar cũng có triển vọng trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn tại châu Á.
Xuất khẩu gạo tiếp tục gặp khó khăn khi liên tục giảm cả lượng và giá trị
|
Ông Trần Mạnh Báo, Tổng giám đốc Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình đánh giá, xuất khẩu gạo đang rất khó khăn, nhưng tại sao phải có giấy phép xuất khẩu. Hãy mở tung cửa thị trường cho doanh nghiệp tự làm để ai xuất được thì xuất.
“Trước kia tôi còn nhớ có quy định nhập giống lúa về cũng phải có giấy phép, sau đó đã được bỏ cái quy định bắt buộc phải có giấy phép đi. Đến nay, như mọi người thấy đó, giấy phép đã bỏ 10 năm rồi mà có vấn đề gì đâu. Vậy thì giờ tại sao doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo lại phải có giấy phép. Tôi thấy cần phải bỏ ngay điều kiện này đi”, ông Báo nói.
Ông Trần Văn Khởi, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cũng cho rằng, trong cơ chế xuất khẩu gạo phải nới rộng tiêu chuẩn để đông đảo doanh nghiệp dễ dàng tham gia. “Hiện nay, quy định có phần ghê gớm quá, đưa ra nhiều điều kiện khắt khe như phải có nhà máy chế biến, năng lực kho chứa lớn... Tại Thái Lan, tiêu chí để doanh nghiệp được xuất khẩu gạo khá đơn giản. Thậm chí, với những doanh nghiệp xuất khẩu loại gạo đóng bao dưới 12kg quy định khá thoải mái, muốn xuất bao nhiêu cũng được”, ông nói.
Theo Dự thảo Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo, vùng ĐBSCL hướng tới xuất khẩu là chính, đồng thời quan tâm đúng mức đến thị trường nội địa; sử dụng giống chất lượng cao (gạo trắng, hạt dài, thơm nhẹ hoặc không thơm) chiếm khoảng 50%; giống lúa thơm chiếm khoảng 25%; giống nếp, đặc sản địa phương chiếm khoảng 15%, giống chất lượng trung bình khoảng 10% diện tích gieo trồng.
Vùng Đồng bằng sông Hồng và các vùng sản xuất lúa hàng hóa còn lại hướng tới thị trường trong nước là chính; chủ yếu sử dụng giống lúa chất lượng gạo, cơm ngon, có giá bán phù hợp với người tiêu dùng trong nước; tỷ lệ diện tích giống chất lượng cao, bao gồm cả nếp, japonica chiếm khoảng 60%, giống năng suất cao khoảng 40% diện tích gieo trồng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Từ công nhân trở thành triệu phú kiểng lá
Chủ Nhật, tháng 8 30, 2015
doanh nhan
No comments
Hơn 15 năm gắn bó với nghề trồng lan, nhận thấy rằng mỗi bó hay lẵng hoa đều cần phải dùng đến các loại lá để trang trí, ông Nguyễn Văn Bảy quyết định mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà kính trồng các loại cây lấy lá cắm hoa (còn gọi là kiểng lá).
Ghé thăm vườn kiểng lá của ông Nguyễn Văn Bảy (53 tuổi, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng), chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước quy mô khu nhà kính 4.000m2 với hệ thống tưới phun sương tự động.
Ông Bảy tâm sự, hơn 15 năm trước ông làm công nhân cho một công ty chuyên về hoa lan trên địa bàn. Quanh năm “bán mặt cho đất” trồng lan, công việc nặng công thêm nhiều áp lực công việc, khiến ông quyết định tìm hướng đi mới.
Ông Bảy suy nghĩ không thể làm công nhân mãi như thế này được, trong khi mình cũng có nhiều kinh nghiệm trong nông nghiệp. Ông muốn làm chủ những thành quả do mình làm ra.
Từ kinh nghiệm 15 năm gắn bó với nghề trồng hoa lan, ông Bảy nhận ra rằng, bất kể một bó hay lẵng hoa dù lớn hay nhỏ đều cần phải dùng đến các loại lá để trang trí. Đặc biệt, trong nghệ thuật trang trí hoa tươi, thì các loại lá chính là phụ liệu để làm nền tô điểm cho sắc hoa trở thành đẹp và nổi bật hơn.
Cũng vì thế mà nhu cầu tiêu thụ các loại lá kiểng trên thị trường đang ngày một lớn dần theo thời gian. Trong khi đó, nguồn cung ứng các loại lá này hiện còn khan hiếm.
Nắm bắt được nhu cầu này cộng với sự quyết tâm, đầu năm 2014, ông Bảy đã mạnh dạn chuyển 4.000 m2 đất trồng cà phê của gia đình sang xây dựng mô hình trồng kiểng lá. Mô hình này, được thiết kế bằng nhà kính công nghệ cao. Ngoài ra, còn đầu tư xây dựng bể chứa nước và hệ thống tưới nước phun sương tự động để phục vụ sản xuất.
Vườn kiểng lá công nghệ cao của gia đình ông Bảy
Thế nhưng chi phí để đầu tư bước đầu khá cao, với mức lương của một công nhân tích góp bao năm thì không đủ. Với sự quyết tâm và ý chí làm giàu từ đất, ông Bảy đã vay mượn từ người thân, họ hàng, vay lãi ngân hàng cộng thêm số vốn của gia đình để đầu tư nhà kính trồng kiểng lá.
Nói về việc đầu tư xây dựng mô hình, ông Bảy cho biết: “Sau một thời gian quan sát, tìm hiểu tôi thấy môi trường trong nhà kính là lý tưởng để phòng ngừa các loại sâu bệnh gây hại cây trồng, nhất là kiểng lá.
Đặc biệt, cái hay của nhà kính là khả năng điều tiết nhiệt độ và độ ẩm cả trong mùa nắng lẫn mùa mưa nhằm tạo môi trường cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất”.
Công nhân xếp sản phẩm để giao cho các đầu mối
Nhà kính trồng kiểng lá được ông Bảy thiết kế theo dạng mái đổ và kết hợp với bể chứa nước hơn 500 m3 nên các loại kiểng lá trong vườn luôn được đảm bảo nguồn nước tưới sạch nhất. Riêng hệ thống tưới phun sương tự động sẽ cung cấp lượng nước đồng đều để giúp cây dưỡng và nuôi lá xanh tốt.
Hiện, các loại kiểng lá mà đặc biệt là cây dương xỉ được ông Bảy trồng trong nhà kính với chế độ chăm sóc theo quy trình kỹ thuật cao, nên màu lá tươi, lá mềm mại, dễ uốn và có độ bền lâu.
Trong tổng diện tích 4.000 m2, ông Bảy dành hơn 1/2 diện tích để trồng cây dương xỉ. Dương xỉ ông đang trồng có nhiều loại giống là dương xỉ Pháp, dương xỉ mềm và dương xỉ rồng… Các giống dương xỉ được ông nhập về từ Nhật Bản và Hà Lan.
Dương xỉ là loại cây chủ đạo trong vườn kiểng lá của ông Bảy
Sở dĩ, dương xỉ là loại được ông chú trọng đầu tư, vì lá cây này được thị trường tiêu thụ nhiều và có giá bán cao. Hiện, trung bình 1 bó lá dương xỉ (100 lá/ bó) được ông bán với giá từ 100 - 250 ngàn đồng, mỗi tuần ông cắt 4 lần và khoảng hơn 100 bó/ lần cắt.
Hầu hết tất cả giống kiểng lá mà ông Bảy đang trồng như dương xỉ, trúc đốm, thiên môn hay chanh Hà Lan… thì từ lúc xống giống đến lúc thu hoạch phải mất từ 8 - 12 tháng. Thời gian cắt lá theo các đợt cách nhau từ 10 - 15 ngày. Trung bình, tất cả các giống kiểng lá này đều có tuổi thọ từ 7 - 10 năm.
Tuy mới đầu tư mô hình này được hơn 1 năm, nhưng đến nay, nhiều giống kiểng lá của ông Bảy đã cho thu hoạch với đầu ra ổn định và lợi nhuận tương đối cao. Theo nhẩm tính sơ sơ của ông Bảy, trừ hết chi phí một năm gia đình thu lãi về cũng được khoảng 1 tỷ đồng.
Kiểng lá trúc đốm là loại đang được ưa chuộng trên thị trường
Được biết, kiểng lá chủ yếu được trồng nhiều tại các tỉnh Miền Tây như Đồng Tháp, Bến Tre và TP Cần Thơ. Còn ở Lâm Đồng, mô hình trồng kiểng lá còn ít và chưa đa dạng. Đến thời điểm này, gia đình ông Bảy đã ký hợp đồng thu mua các loại lá kiểng với hơn 10 đầu mối tại Đà Lạt, Huế, TPHCM và Hà Nội.
Để cung ứng nguồn lá đủ cho các mối, ngoài sản phẩm của gia đình, ông Bảy còn phải thu mua thêm ở các vườn tại huyện Lâm Hà, Đơn Dương và Bảo Lâm (Lâm Đồng). Đến các dịp lễ, tết thì nguồn lá kiểng mà gia đình ông cung ứng cho các mối cũng chỉ đạt từ 75 - 80% nhu cầu.
Ngoài việc trồng các loại kiểng lá, ông Bảy còn đầu tư trồng các giống hoa treo để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện, các giống hoa treo mà ông đang chú trọng đầu tư là dạ yên thảo, lan vũ nữ và cẩm chướng.
Với mô hình sản xuất này, không những giúp ông Bảy trở thành triệu phú, mà còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động tại địa phương với mức lương từ 4 - 5 triệu đồng/ người/ tháng.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Hội trưởng Hội Nông dân phường 1 (TP Bảo Lộc, Lâm Đồng), đánh giá cao về mô hình trồng kiểng lá của ông Bảy: “Hiện nay, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đang ngày càng chuyển dần sang hướng đầu tư theo chiều sâu và có sự áp dụng hiệp quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những mô hình sản xuất được đầu tư bài bản theo công nghệ cao như của ông Bảy đang được địa phương khuyến khích và có hướng hỗ trợ để phát triển”.
“Đặc biệt, đây cũng là mô hình đang được Hội Nông dân phường quan tâm và lấy làm mẫu để phổ biến cho các hội viên học hỏi và đầu tư phát triển trong tương lai”, ông Tuấn cho biết thêm.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015
Vingroup khởi công nhà kính đầu tiên trồng nông sản sạch
Thứ Bảy, tháng 8 29, 2015
doanh nhan
No comments
Ngày 28/8/2015, Công ty VinEco - Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công lắp đặt xây và xây dựng dự án nhà kính đầu tiên tại Vĩnh Phúc với tổng trị giá gần 1.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ Israel. Đây là nhà kính lớn nhất tại Việt Nam được triển khai hoàn thiện trọn gói ngay trong một lần xây dựng.
Dự án nhà kính VinEco Tam Đảo (Vĩnh Phúc) sẽ sản xuất và cung ứng các loại rau mầm cũng như rau ăn lá - củ - quả theo tiêu chuẩn VIETGAP và GLOBALGAP với sản lượng 3.500 tấn/năm, được canh tác thân thiện với môi trường.
Với quy mô lên tới 24.5 ha, nằm trên địa bàn 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, nhà kính VinEco Tam Đảo sử dụng công nghệ nhà kính nổi tiếng của Teshuva Agricultural Projects (TAP, Israel) - công ty duy nhất trên thế giới cung cấp bí quyết công nghệ sản xuất rau mầm Microgreen, rau trên hệ thống NFT cải tiến và công nghệ trồng cây trên giá thể Cocopeat. Đây là dự án cung cấp công nghệ nhà kính đầu tiên của TAP cho một đối tác tại Việt Nam.
Dự án nhà kính VinEco Tam Đảo có tổng trị giá gần 1.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ Israel. Đây là nhà kính lớn nhất tại Việt Nam được triển khai hoàn thiện trọn gói ngay trong một lần xây dựng.
Trong đó, Công nghệ rau mầm microgreen được thiết kế theo dây chuyền tự động khép kín, cho phép sản xuất các loại rau “siêu sạch” có giá trị dinh dưỡng cao, được xem như nguồn rau thực phẩm chức năng; công nghệ màng mỏng dinh dưỡng (NFT) giúp cây trồng được cung cấp dinh dưỡng trực tiếp đến tận rễ nhằm tối ưu hóa quá trình sinh trưởng, đồng thời ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước do không gây đọng nước và thiếu oxy trong rễ. Công nghệ trồng cây trên giá thể Cocopeat kết hợp hệ thống cung cấp dinh dưỡng chủ động, đảm bảo tạo ra sản phẩm chất lượng vượt trội so với trồng cây trong đất.
So với phương pháp sản xuất truyền thống, phương pháp sản xuất trong nhà kính với hệ thống tưới tiêu – dinh dưỡng thông minh cùng hệ thống điều khiển khí hậu hợp lý được tự động hóa giúp VinEco kiểm soát toàn bộ các yếu tố tác động tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhờ đó, VinEco có thể đưa vào sản xuất những bộ giống độc đáo, cung ứng cho thị trường nhiều loại rau củ quả an toàn, chất lượng chưa từng xuất hiện hoặc mới được sản xuất rất hạn chế tại Việt Nam trên quy mô lớn, năng suất cao, tiết kiệm chi phí. Nhà kính này cũng đảm bảo cho VinEco đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu nhờ sự ổn định trong sản xuất, linh hoạt thay đổi mùa vụ, hạn chế tác động bất lợi của thời tiết.
Nhà kính VinEco Tam Đảo sẽ sản xuất và cung ứng các loại rau mầm cũng như rau ăn lá - củ - quả theo tiêu chuẩn VIETGAP và GLOBALGAP với sản lượng 3.500 tấn/năm, được canh tác thân thiện với môi trường
Dự kiến nhà kính sẽ cho ra thị trường mẻ rau an toàn đầu tiên vào quý IV/2015, qua hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện ích Vinmart+, đồng thời mở rộng hệ thống phân phối trên khắp cả nước và hướng tới xuất khẩu.
Với sự kiện khởi công xây dựng và lắp đặt nhà kính tại Vĩnh Phúc và tới đây là nhà kính thứ 2 rộng 30ha tại Củ Chi (TP HCM), VinEco đã có thêm bước khởi động mạnh mẽ để hiện thực hóa quyết tâm đầu tư bài bản trên quy mô lớn và bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh mục tiêu kinh doanh, VinEco cũng sẽ góp phần thay đổi tư duy và cách làm nông nghiệp tại Việt Nam, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy các doanh nghiệp, người nông dân và toàn xã hội cùng hướng tới một nền nông nghiệp sạch vì sức khỏe của cộng đồng và vì sức khỏe lâu dài cho các thế hệ mai sau.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317