Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Thái Lan đẩy mạnh bán gạo cho Trung Quốc, gạo Việt lo mất thị trường?

Bộ trưởng Thương mại Thái Lan có chuyên công tác tới Trung Quốc, dự kiến là cả Nam Phi và Mozambique để xúc tiến những thoả thuận bán gạo.


Thái Lan có ý định sẽ xúc tiến việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Nam Phi và Mozambique trong thời gian tới.
Thái Lan có ý định sẽ xúc tiến việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Nam Phi và Mozambique trong thời gian tới.
Nguồn tin mới nhất từ Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan cho biết, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Apiradi có chuyến công tác tới Bắc Kinh vào ngày thứ Sáu vừa qua để gặp gỡ với các nhà chức trách Trung Quốc nhằm sớm kết thúc thỏa thuận mua bán 1 triệu tấn gạo giữa Chính phủ với Trung Quốc.
Trước đó, các nhà chức trách Thái Lan và Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác chung vào tháng 12/2014 về việc mua 1 triệu tấn gạo loại cũ và mới kèm theo 200.000 tấn cao su. Biên bản thỏa thuận hợp tác chung thuộc dự án tàu cao tốc Sino-Thai. Thời điểm vận chuyển dự kiến vào năm 2016. Trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ này, hai bên đã ký mua 1 triệu tấn gạo tại thời điểm cuối năm 2015.
Chính phủ Thái Lan cũng sớm hy vọng sẽ vận chuyển nốt 100.000 tấn gạo trong bản hợp đồng mua bán gạo 1 triệu tấn giữa Chính phủ hai nước Thái Lan – Trung Quốc đã được ký kết dưới thời của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, mặc dù tình trạng hạn hán vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan vẫn tin tưởng sẽ đạt chỉ tiêu xuất khẩu gạo hơn 9,5 triệu tấn trong năm 2016. Nếu tình hình hạn hán vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, Chính phủ Thái Lan vẫn có khả năng xuất khẩu do Hội đồng Chính sách Gạo Quốc gia cho phép bán lượng gạo dự trữ trong kho quốc gia dưới hình thức thỏa thuận giữa Chính phủ hoặc đấu thầu chung.
Thậm chí, trong trường hợp các nhà xuất khẩu tư nhân có sẵn thị trường quốc tế, việc bán trực tiếp gạo tới các nhà xuất khẩu tư nhân vẫn có thể được thông qua.
Tiếp theo sau Trung Quốc, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan sẽ có chuyến công tác tới Nam Phi và Mozambique trong tháng 6/2016 để có xúc tiến những thỏa thuận bán gạo khác tới các quốc gia Nam Phi.
Chính phủ Thái Lan hiện đang giữ 11,4 triệu tấn gạo trong kho dự trữ quốc gia giảm hơn so với số lượng gạo dự trữ trong kho trước đó ở mức 18,7 triệu tấn gạo. Kể từ thời điểm đảo chính vào tháng 5/2014, tổng cộng đã có 13 phiên đấu thầu với tổng giá trị khoảng 53,9 tỉ Bạt.
Việc Thái Lan muốn bán ra hơn 11,4 triệu tấn gạo sẽ khiến trong thời gian tới, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc hiện vẫn là thị lớn nhất về nhập khẩu gạo của Việt Nam với thị phần chiếm gần 32% trong 3 tháng đầu năm 2016. Với số lượng gạo dự kiến bán ra kỷ lục của Thái Lan, vượt cả con số xuất khẩu gạo trung bình mỗi năm khoảng 10 triệu tấn, đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nước lo ngại. Một số doanh nghiệp cho biết, có tình trạng đối tác nước ngoài tạm ngưng hợp đồng để chờ mua gạo rẻ hơn trong thời gian tới.
"Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là Philippines, Indonesia, châu Phi. Thị trường châu Phi có nhu cầu lớn về gạo tuy nhiên họ không có tiền để mua. Thái Lan có thể sẽ “nhảy vào” thị trường này bởi nước này sẵn sàng cho châu Phi vay tiền mua gạo. Thị trường Trung Quốc chủ yếu vẫn là xuất khẩu theo đường tiểu ngạch thì vẫn có thể duy trì thị phần. Tuy nhiên, việc xuất khẩu gạo cấp cao sang thị trường này sẽ gặp trở ngại vì doanh nghiệp Việt Nam có hành vi gian dối trong buôn bán”, chuyên gia lúa gạo Võ Tòng Xuân từng đánh giá.
Tuy nhiên, về phía cơ quan quản lý dường như vẫn khá bình tâm. Trong một báo cáo mới phát hành, Bộ Công Thương cho rằng, kế hoạch xuất khẩu gạo của Thái Lan nhằm đẩy nhanh việc tồn kho để tránh tiếp tục xuống cấp về chất lượng, tránh thua lỗ thêm, để có chỗ cho gạo vụ mới. Phần lớn là gạo chất lượng thấp, gạo cũ, có cả gạo hỏng, chỉ sử dụng được cho chế biến công nghiệp và chăn nuôi, không phải phân khúc mà Việt Nam đang trực tiếp cạnh tranh.
Đồng quan điểm, trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối cho hay, các nước Đông Nam Á thích ăn gạo Việt Nam vì gạo Việt Nam là gạo mới, “gạo tươi”. Trong khi, Thái Lan xả kho đợt này, do là số gạo còn tồn kho từ chương trình thế chấp lúa gạo Chính phủ của cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, được mua trong những năm 2012 và 2013 nên toàn bộ là gạo cũ, chất lượng thấp.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: “Về thông tin, hiện nay, các đối tác mua gạo đang chờ đợi, nghe ngóng mua gạo giá rẻ của Thái Lan, theo tôi có thể chưa chính xác. Bởi vì từ trước đến nay, có một thực tế là trên thị trường tiêu thụ gạo quốc tế giá gạo Việt Nam thường rẻ hơn giá gạo Thái Lan”.
Đại diện Bộ Công Thương cũng cho rằng, nếu xảy ra việc Thái Lan bán bằng hoặc thậm chí thấp hơn để thu hồi vốn, giải phóng lượng hàng tồn kho, chúng ta phải đối mặt với thực tế và đề ra các giải pháp thích hợp, ví dụ Chính phủ, các Bộ, ngành cần tập trung hỗ trợ, đẩy mạnh việc đấu thầu cấp quốc gia đối với hợp đồng lớn. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo tại các thị trường như Liên bang Nga, các nước thuộc liên minh kinh tế Á Âu và các thị trường có FTA đã ký với Việt Nam,Châu Phi và Trung cận Đông... Đồng thời, phối hợp với các nước có chung biên giới với Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

2 nhận xét:

Unknown nói...

Cám ơn bạn về bài viết. Mời bạn ghé qua website ủng hộ mình nhé Gia sư tiếng hàn tại quận Cầu Giấy

Unknown nói...

Cám ơn bạn về bài viết. Mời bạn ghé qua website ủng hộ mình nhé Gia sư môn Toán tại Hà Nội

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons