Nếu không có gì thay đổi thì ngày 1.1.2016, Bộ Tài chính sẽ áp dụng biểu thuế suất đối với 2 mặt hàng gỗ dăm và mặt hàng gỗ nhiên liệu. Theo đó, mặt hàng gỗ dăm xuất khẩu được điều chỉnh từ 0% lên 5%, mặt hàng gỗ nhiên liệu xuất khẩu được điều chỉnh từ 5% lên 10%.
Nông dân U Minh Hạ (Cà Mau) thu hoạch gỗ keo lai. Ảnh: Ngọc Minh
Tại Công văn số 12084/BTC- CST, Bộ Tài chính nêu lý do áp dụng thuế suất đối với 2 mặt hàng nói trên như sau: “ Để triển khai thực hiện cam kết WTO năm 2016 và trên cơ sở kiến nghị của các bộ ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã dự thảo Thông tư ban hành biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi để thực hiện từ 1.1.2016...”.Dăm gỗ là mặt hàng được chế biến chủ yếu từ cây keo lai- loại cây khá phổ biến ở vùng núi hiện nay, còn gỗ nhiên liệu gồm các loại gỗ ở dạng khúc, thanh nhỏ, cành, bó hoặc các dạng tương tự. Đây là các sản phẩm tận dụng cành ngọn sau khai thác gỗ từ rừng trồng hoặc rừng tự nhiên (trong Luật Thuế tài nguyên xếp vào nhóm củi). Như vậy cả 2 mặt hàng nói trên liên quan trực tiếp đến người trồng rừng.
Áp dụng biểu thuế suất đối với 2 mặt hàng nói trên là gián tiếp “đánh” vào những người nông dân đã và đang biến những ngọn đồi hoang hóa thành những cánh rừng xanh mướt, làm thay đổi đời sống khó nghèo của họ trong 10 năm qua kể từ khi giống keo lai đã trở nên phổ biến trong việc trồng rừng.
Điều đáng nói là, dự thảo vừa ban hành ngày 1.9.2015, gửi các bộ ngành và hiệp hội để tham khảo ý kiến thì ngày 6.10, Bộ NNPTNT đã công văn phúc đáp, “đề nghị Bộ Tài chính trước mắt chưa tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ để ổn định giá cả gỗ nguyên liệu cho người trồng rừng và kim ngạch xuất khẩu. Đối với mặt hàng gỗ nhiên liệu là sản phẩm tận dụng nên không hạn chế xuất khẩu, vì vậy không nên tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng này”.
Ngày 9.10, trong công văn phúc đáp gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cũng cùng quan điểm như Bộ NNPTNT. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng đề nghị không nên áp dụng biểu thuế suất đối với 2 mặt hàng nói trên. Thế nhưng, Bộ Tài chính vẫn ra Công văn số 12084/BTC- CST nói trên.
Trong 10 năm qua, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi, nhất là khu vực miền Trung đã đổi đời nhờ vào cây keo. Về các huyện miền núi hiện nay, hầu như các ngọn đồi từng trơ trụi đã được phủ xanh bằng những cánh rừng keo bạt ngàn... Việc áp dụng biểu thuế như trên, chắc chắn các doanh nghiệp chế biến dăm gỗ sẽ điều chỉnh lại giá thu mua chứ chẳng bao giờ họ “chịu thiệt”. Và như vậy, cái khó lại đẩy về phía những người nông dân.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét