NDĐT – Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, song rất ít thương hiệu gạo Việt Nam được người tiêu dùng biết đến. Việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt Nam đang đặt ra cấp thiết, song cần phải làm khoa học, bài bản.
Nhiều giống, mượn tên
Việt Nam xuất khẩu gạo tới hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng lại chưa có thương hiệu gạo mang tên Việt Nam, mà chủ yếu phải mang nhãn hàng của doanh nghiệp hay quốc gia nhập khẩu. Ngay tại sân nhà, gạo Việt Nam bị đánh giá thấp hơn gạo nhập khẩu từ Thái Lan, Campuchia, Đài Loan, Nhật Bản … dẫn đến hiện tượng gạo sản xuất ở Việt Nam nhưng sử dụng bao bì nước ngoài để bán trong các siêu thị. Rất ít thương hiệu gạo Việt Nam được người tiêu dùng biết đến.
Việt Nam xuất khẩu gạo tới hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng lại chưa có thương hiệu gạo mang tên Việt Nam, mà chủ yếu phải mang nhãn hàng của doanh nghiệp hay quốc gia nhập khẩu. Ngay tại sân nhà, gạo Việt Nam bị đánh giá thấp hơn gạo nhập khẩu từ Thái Lan, Campuchia, Đài Loan, Nhật Bản … dẫn đến hiện tượng gạo sản xuất ở Việt Nam nhưng sử dụng bao bì nước ngoài để bán trong các siêu thị. Rất ít thương hiệu gạo Việt Nam được người tiêu dùng biết đến.
Theo TS. Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, chất lượng gạo Việt Nam thấp và không đồng đều do có quá nhiều giống lúa được đưa vào sản xuất, không có vùng nguyên liệu theo chất lượng đủ lớn, gạo thành phẩm là sự phối trộn của nhiều giống trong quá trình chế biến. Trong khi thương hiệu gạo quốc gia của Thái Lan chỉ được làm nên từ hai giống lúa KDML 105 và RD 15, hay thương hiệu gạo Ấn Độ được tạo nên từ nhóm giống Basmati, TS. Đào Thế Anh so sánh.
TS. Đào Thế Anh cũng chỉ ra rằng, mỗi quốc gia lại có cách phát triển thương hiệu khác nhau. Chẳng hạn, Ấn Độ không bảo hộ thương hiệu quốc gia mà chỉ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho từng sản phẩm vì cho rằng thương hiệu quốc gia làm giảm tính cạnh tranh về chất lượng đặc thù của các sản phẩm trong cùng một quốc gia. Trong khi, Thái Lan lại bảo hộ thương hiệu riêng cho sản phẩm trước hết, sau đó bảo hộ thương hiệu quốc gia Thái để tăng tính nhận diện ở thị trường quốc tế, đồng thời hỗ trợ cho các thương hiệu riêng thâm nhập thị trường mới.
Theo GS.VS. Đào Thế Tuấn, Việt Nam có thể chọn kinh nghiệm của Thái Lan do chúng ta là một trong những cái nôi của lúa gạo thế giới với rất nhiều giống lúa bản địa nổi tiếng như tám xoan, dự, nàng thơm, nếp cái hoa vàng, nếp cẩm,… Chúng ta cũng có những điều kiện sinh thái thuận lợi cho việc canh tác lúa với chất lượng cao.
Thương hiệu gắn thị trường
Thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam nhằm giúp gạo Việt Nam xuất khẩu với giá trị cao và có chỗ đứng vững vàng ở thị trường thế giới, nhưng nó không làm thay vai trò của thương hiệu vùng như chỉ dẫn địa lý hay của doanh nghiệp, hợp tác xã. TS. Đào Thế Anh cho rằng, bản sắc của thương hiệu gạo quốc gia Việt Nam phải dựa trên tập hợp phong phú và đa dạng về chất lượng của các sản phẩm gạo bản địa kèm theo một hệ thống kiểm soát chất lượng tốt từ trung ương đến địa phương và dọc theo chuỗi giá trị. Đây là điều mà Thái Lan và Campuchia chưa có được.
Thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam nhằm giúp gạo Việt Nam xuất khẩu với giá trị cao và có chỗ đứng vững vàng ở thị trường thế giới, nhưng nó không làm thay vai trò của thương hiệu vùng như chỉ dẫn địa lý hay của doanh nghiệp, hợp tác xã. TS. Đào Thế Anh cho rằng, bản sắc của thương hiệu gạo quốc gia Việt Nam phải dựa trên tập hợp phong phú và đa dạng về chất lượng của các sản phẩm gạo bản địa kèm theo một hệ thống kiểm soát chất lượng tốt từ trung ương đến địa phương và dọc theo chuỗi giá trị. Đây là điều mà Thái Lan và Campuchia chưa có được.
TS. Đào Thế Anh lưu ý, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam phải bắt đầu từ thị trường, từ nhu cầu người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất và thương mại, từ tình hình cạnh tranh. Việc cung cấp một nhóm sản phẩm gạo chính chung dưới thương hiệu quốc gia cho tất cả thị trường sẽ không phù hợp trong môi trường hội nhập sâu rộng hiện nay.
TS. Đào Thế Anh gợi mở, gần đây có nhiều doanh nghiệp nước ngoài sang Việt tìm nguồn để nhập khẩu gạo đỏ, gạo nếp cái hoa vàng, gạo hữu cơ, gạo thảo dược, gạo Nhật (Japonica)… Đây chính là các thị trường tiềm năng cần nghiên cứu sâu hơn. TS. Đào Thế Anh khẳng định: “Ta cần xác định nhu cầu của từng phân khúc thị trường, vị trí cạnh tranh của gạo Việt Nam so với từng đối thủ, để từ đó có thể vạch ra chiến lược thích hợp…”.
TS. Đào Thế Anh nói: “Trên cơ sở nắm vững nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của từng phân khúc thị trường, chiến lược của đối thủ cạnh tranh để định vị thương hiệu cho gạo Việt Nam, tạo ra lợi thế cạnh tranh”.
Nghiên cứu thị trường còn là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho gạo Việt Nam theo từng phân khúc, từng thị trường. Hệ thống tiêu chuẩn gạo Việt Nam đã quá lỗi thời và không đáp ứng được các thay đổi trên thị trường thế giới. Kinh nghiệm của Pakistan cho thấy họ xây dựng tiêu chuẩn chi tiết cho tất cả các loại của họ có thể sản xuất, thậm chí thích ứng với từng nước nhập khẩu, tất cả đều được công khai trên trang mạng.
Thương hiệu kèm tiêu chuẩn riêng
Nhiều chuyên gia cho rằng, chúng ta cũng phải xác định rõ mối quan hệ giữa thương hiệu quốc gia, thương hiệu vùng, thương hiệu địa phương và thương hiệu doanh nghiệp. Mỗi loại thương hiệu đều đi kèm với một hệ thống tiêu chuẩn riêng, không hẳn chung với tiêu chuẩn của thương hiệu quốc gia.
Nhiều chuyên gia cho rằng, chúng ta cũng phải xác định rõ mối quan hệ giữa thương hiệu quốc gia, thương hiệu vùng, thương hiệu địa phương và thương hiệu doanh nghiệp. Mỗi loại thương hiệu đều đi kèm với một hệ thống tiêu chuẩn riêng, không hẳn chung với tiêu chuẩn của thương hiệu quốc gia.
Theo KS. Nguyễn Văn Lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, cần xác định rõ vị thế của từng sản phẩm theo hướng sử dụng, trên cơ sở đó để xây dựng thương hiệu sản phẩm và định hướng cho các nội dung khác. Theo đó, chúng ta có thể phân ra ba hướng:
Một là, sản xuất quy mô lớn tập trung phục vụ xuất khẩu với khối lượng hàng hóa lớn (hướng này chủ yếu là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh có quy mô sản xuất lúa gạo lớn). Đối với vùng này phải có chung một thương hiệu quốc gia. Có như vậy, sản phẩm gạo Việt Nam xuất khẩu mới bảo đảm đồng đều cả về khối lượng và chất lượng;
Hai là sản xuất gạo đặc sản để xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, với hướng sử dụng này sẽ có nhiều thương hiệu gạo mang tên địa phương hoặc mang tên của Doanh nghiệp như “ Gạo Tám Hải Hậu”, “ Gạo Điện Biên”, “ Gạo xứ Nghệ”,…
Ba là sản xuất phục vụ cho tiêu dùng trong nước kể cả hàng hóa và sản xuất tự cung tự cấp.
Như vậy, chúng ta phải rà soát lại tất cả các sản phẩm gạo, từ đó phân ra sản phẩm nào cần phải có thương hiệu quốc gia, hoặc cả thương hiệu quốc gia và thương hiệu địa phương; sản phẩm nào chỉ cần định hướng để địa phương và doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tổ chức sản xuất kinh doanh.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét