Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

ĐBSCL: Giá lúa tăng từng ngày do hạn, mặn gay gắt

Trước tết Bính Thân 2016, giá lúa tươi IR 50404 chỉ khoảng 4.300 – 4.400 đồng/kg; giá lúa Jasmine tươi từ 4.500 – 4.600 đồng/kg. Tuy nhiên qua Tết, hai loại lúa này bất ngờ giảm từ 100 – 200 đồng/kg, nhưng khoảng hơn nửa tháng 02/2016 thì bất ngờ tăng trở lại. Cụ thể khoảng đầu tháng 3/2016, lúa tươi IR 50404 có giá từ 4.400 – 4.500 đồng/kg; lúa Jasmine tươi từ 4.700 – 4.900 đồng/kg.
Anh Nguyễn Thanh Hiên – xã Xuân Thắng (huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) cho biết, gia đình anh làm 1,5 ha lúa IR 50404 cách đây hơn 1 tuần chỉ bán được 4.500 đồng/kg. Nhưng không ngờ hiện nay giá lúa tăng lên 5.000 đồng/kg, tính ra mất hơn 7 triệu đồng/15 tấn lúa mà anh đã bán cách đây hơn 1 tuần.
Bà Nguyễn Thị Mi – Phú Tân, An Giang cho biết, gia đình bà làm 2 ha lúa Jasmine với năng suất trung bình 1 tấn/công. Theo bà Mi nếu so với năm rồi thì 1ha lúa năng suất giảm 500 kg lúa. Đã vậy, tại thời điểm bà Mi bán chỉ ở mức 4.800 đồng/kg lúa tươi, nhưng hiện nay giá lúa tươi loại này đã tăng lên 300 đồng/kg.
 dbscl: gia lua tang tung ngay do han, man gay gat hinh anh 1
Do hạn, mặn... năng suất vụ lúa đông xuân 2016 bình quân giảm từ 0,3 -0,5 tấn/ha.
Theo ngành nông nghiệp nhiều tỉnh thành khu vực ĐBSCL cho biết, năng suất vụ lúa đông xuân 2015 – 2016 từ 6,2 - 6,5 tấn/ha, giảm khoảng 0,3 - 0,5 tấn/ha so cùng kỳ. Nguyên nhân làm năng suất vụ lúa đông xuân giảm là do thời tiết năm nay khó khăn, hạn, mặn, sương muối… Đặc biệt là một số tỉnh hưởng lợi từ mùa lũ, được phù san bồi đắp ruộng đất như An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang… thì năm nay xem như mất trắng nên cũng là lí do làm năng suất lúa giảm.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, giá lúa ở ĐBSCL mấy ngày qua liên tục tăng, cụ thể giá lúa có phẩm cấp thấp như IR 50404 thương lái mua tại đồng từ 5.000 – 5.300 đồng/kg, lúa khô từ 5.900 – 6.000 đồng/kg; Lúa Jasmine tươi ừ 5.400 – 5.500 đồng/kg, lúa khô từ 6.200 – 6.300 đồng/kg.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Võ Nguyên Nam – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang cho biết, nguyên nhân giá lúa tăng liên tục mấy ngày qua là do ảnh hưởng từ hạn mặn, sản lượng lúa cả ĐBSCL giảm vì có trên 100.000 ha lúa bị thiệt hại. Ngoài ra, giá lúa tăng vì các nước tăng cường mua gạo dự trữ. Tuy nhiên, chỉ sợ khi giao hết số lượng gạo theo hợp đồng tập trung, không có hợp đồng mới thì giá gạo sẽ giảm. Hơn nữa các hợp đồng thương mại hiện nay cũng chưa có cũng là nguyên nhân có thể làm giá lúa giảm trong thời gian tới.
 dbscl: gia lua tang tung ngay do han, man gay gat hinh anh 2
Toàn vùng ĐBSCL hiện có 160.000 ha lúa bị thiệt hại do hạn mặn nên tổng sản lúa ở vùng này giảm, từ đó làm giá lúa mấy ngày qua liên tục tăng cao, trung bình cao hơn so với cùng kỳ khoảng 300 đồng/kg lúa.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo cả nước trong 2 tháng đầu năm 2016 đạt trên 856.000 tấn gạo (cao hơn cùng kỳ gần 102%), trị giá FOB gần 348 triệu USD. Việc tăng số lượng xuất khẩu chủ yếu từ các hợp đồng của năm 2015 chuyển sang.
Còn thống kê của Bộ NN-PTNT, tính đến nay ở đồng bằng sông Cửu Long có 160.000 ha lúa bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, tương đương 800.000 tấn lúa mất trắng, 300.000 hộ với khoảng 1,5 triệu người không có thu nhập.
Do lúa tăng giá nên nhiều nông dân ĐBSCL đang tranh thủ xuống giống vụ hè thu, trong khi đó Bộ NN-PTNT cũng như một số ngành chức năng đã cảnh báo ở những vùng bị xâm nhập mặn trên 3‰ tuyệt đối không sạ lúa vào lúc này mà phải chờ mưa xuống để giảm độ mặn; những vùng nhiễm mặn dưới 3‰ có thể xuống giống nhưng phải sử dụng giống chịu mặn, ngắn ngày…
Theo dự báo, nếu hạn, mặn kéo dài đến tháng 6/2016 thì vụ hè thu này toàn vùng ĐBSCL sẽ có khoảng 500.000ha lúa bị ảnh hưởng. Do vậy, nếu bà con nông dân không tuân thủ các nguyên tắc của ngành chức năng về thời điểm gieo sạ cũng như giống lúa… sẽ không lường trước những thiệt hại xảy ra trong vụ lúa hè thu, khi tình trạng hạn, mặn đang diễn ra gay gắt như hiện nay.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Mỹ giám sát cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam, doanh nghiệp cá tra lo lắng

Suốt hai tháng đầu năm, thị trường Mỹ là tâm điểm thu hút và lo lắng của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Ngày 2/3/2016, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã cập nhật danh sách các công ty của 4 quốc gia là: Việt Nam, Trung Quốc, Myanma và Thái Lan đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ theo Chương trình giám sát đối với loài cá thuộc họ Siluriformes.
23 nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam được công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào Mỹ nằm trong danh sách này. Theo danh sách cập nhật mới của USDA, Trung Quốc có 19 công ty; Thái Lan có 7 công ty và Myanma có 13 công ty xuất khẩu cá da trơn và cá tra nằm trong danh sách.
Tiếp đó, ngày 9/3/2016, USDA tiếp tục xem xét và công nhận thêm 22 cơ sở chế biến cá tra Việt Nam vào danh sách các DN nước ngoài được phép chế biến xuất khẩu cá và sản phẩm cá họ Siluriformes vào Hoa Kỳ. quyết định này nâng tổng số nhà máy chế biến cá tra Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang Hoa Kỳ lên 45 cơ sở.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ, hiện nay, chương trình thanh tra cá da trơn mà USDA công bố hồi đầu năm đang gây tâm lý lo lắng cho DN nhưng hiện chưa ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Trong suốt khoảng thời gian chuyển đổi 18 tháng, Cục Kiểm tra và ATTP (FSIS) sẽ tiến hành tái giám sát và lấy mẫu ngẫu nhiên ít nhất 1 lần/quý tại cơ sở nhập khẩu của Hoa Kỳ để giám định. Trong quá trình này, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường.
Hiện xuất khẩu cá tra sang Mỹ đang có chiều hướng suy giảm, nhưng nguyên nhân chính là do số lượng doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ giảm. Thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phile đông lạnh nhập khẩu vào Mỹ quá cao khiến cho nhiều doanh nghiệp buộc phải rút lui và không thể bám trụ tại thị trường này.



ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Tìm cách vực dậy ngành nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang xây dựng kế hoạch để vực dậy ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020, vốn đã bị tụt dốc trong giai đoạn 2011 - 2015.
Trong số hơn 10 triệu lao động nông nghiệp thì có tới 97% không được đào tạo nghề. Ảnh: Ngọc Minh
Trong số hơn 10 triệu lao động nông nghiệp thì có tới 97% không được đào tạo nghề. Ảnh: Ngọc Minh
Tăng trưởng bấp bênh
Giai đoạn 2011 - 2015, ngành nông nghiệp - một trong ba trụ cột của nền kinh tế - đặt kế hoạch tăng trưởng 2,6 - 3%. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt 3,3%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP (5,9%). Nhưng điều đáng nói là tốc độ tăng trưởng rất bấp bênh, từ mức 4,23% năm 2011 giảm xuống còn 2,92% năm 2012 và 2,63% năm 2013. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng của ngành này đạt mức 3,44%,  đến năm 2015 lại tụt xuống còn 2,14%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng chung GDP liên tục cải thiện kể từ năm 2012.
Ngành nông nghiệp Việt Nam có thế mạnh trong nhiều mặt hàng, như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su, sản phẩm thủy sản, hải sản… Nhưng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tăng trưởng xuất khẩu của ngành nông nghiệp 5 năm vừa qua chỉ đạt bình quân 9%/năm - thấp hơn rất xa so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của cả nền kinh tế (bình quân đạt 17,5%/năm). Ngay như năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chỉ tăng 0,2% so với năm 2014 (đạt 30,45 tỷ USD).
Theo ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, sản xuất nông nghiệp đã bộc lộ khá nhiều hạn chế như khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất của một số ngành hàng, sản phẩm chưa cao; đổi mới tổ chức sản xuất chậm; công tác quản lý chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập; kết cấu hạ tầng nông nghiệp vừa thiếu vừa yếu… Ông Doanh cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém kể trên. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư cho ngành rất hạn chế (chỉ chiếm 5,2% vốn đầu tư toàn xã hội) và trình độ lao động ở khu vực này rất thấp khiến năng suất lao động thấp (hiện mới đạt 30 triệu đồng/người, bằng 37,8% năng suất lao động bình quân toàn xã hội)…
Trước những khó khăn của ngành nông nghiệp, đặc biệt là thiên tai, hạn hán, bão lũ, ngập mặn, nước biển dâng mỗi năm một khốc liệt và thị trường nông sản thế giới chưa nhìn rõ tương lai phục hồi trở lại, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu phát triển của ngành trong giai đoạn 2016 - 2020 khá khiêm tốn: Tốc độ tăng trưởng 2,5 - 3%; năng suất lao động đạt 40 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 39 - 40 tỷ USD. Trong đó, năm 2016 mục tiêu đặt ra tương ứng là tăng trưởng 3%; năng suất lao động đạt 32 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 31 tỷ USD.
Đau đáu với tam nông
Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân (tam nông) là một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, trước sự khó khăn của tam nông không khỏi khiến ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đau đáu trước thực trạng được mùa rớt giá năm nào cũng xảy ra. Thiếu vốn đã trở thành phổ biến với hầu hết hộ nông dân, mặc dù đã có chính sách của Nhà nước. Thu nhập của nông dân thấp hơn đáng kể so với lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Lao động nông nghiệp chiếm tới 47% lực lượng lao động nhưng chỉ có năng suất bằng khoảng 1/3 so với lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Xuất khẩu nông sản không ổn định, giá cả và chất lượng bấp bênh.
“Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế kể trên, nhưng nguyên nhân cơ bản là trong số hơn 10 triệu lao động nông nghiệp thì có tới 97% không được đào tạo nghề nghiệp. Trong hoàn cảnh này, cộng với tình trạng “đói vốn” triền miên, diện tích canh tác nhỏ lẻ, manh mún thì khả năng chịu rủi ro rất thấp, thoát nghèo sau đó trở lại nghèo rất dễ dàng”, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh. Ông cũng đồng thời chỉ ra rằng, để phát triển nông nghiệp một cách bền vững, mặc dù chậm hơn so với công nghiệp và dịch vụ, cần phải liên kết nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ thành các đơn vị kinh tế lớn hơn dưới mô hình HTX.
Ông Nguyễn Văn Cảnh, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, để phát triển nông nghiệp tương xứng với vai trò, vị trí trong nền kinh tế,  cần phải có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp (DN) thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn. Đẩy mạnh xây dựng mô hình sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ giữa kinh tế hộ gia đình và DN với thị trường để đưa nông nghiệp lên sản xuất quy mô lớn, giá trị tăng cao trên cơ sở định hướng được thị trường đầu ra, đảm bảo được số lượng và chất lượng ổn định.
“Đây là việc mà nông dân không thể tự làm được, cần phải có DN kết hợp vào. Khó khăn trong việc liên kết ban đầu giữa DN và người dân là lòng tin của hai bên, làm sao để đảm bảo DN sẽ bao tiêu sản phẩm đầu ra khi giá xuống thấp cũng như làm sao để người dân đảm bảo cung cấp đủ số lượng cho DN khi giá trên thị trường tăng, trên cơ sở hợp đồng cam kết bao tiêu sản phẩm? Câu trả lời là cần có người thứ ba đứng ra bảo lãnh cho cả hai bên”, ông Nguyễn Văn Cảnh đề xuất. Và người thứ ba đứng ra bảo lãnh cho DN và nông dân thực hiện đúng cam kết, theo ông Nguyễn Thiện Nhân, không ai khác chính là HTX.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

3 năm tới, nông nghiệp ĐBSCL có thể kiệt quệ

Hội thảo giải pháp phòng, chống hạn, mặn cho cây trồng và vật nuôi vùng ĐBSCL được ĐH Cần Thơ tổ chức ngày 14.3. Theo thông tin tại hội thảo, đến trung tuần tháng 3, toàn bộ 13/13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đã bị nước mặn xâm nhập, trong đó có nhiều tỉnh bị mặn xâm nhập nặng nề như Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang... Riêng tại tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh chỉ còn 4 xã tại địa bàn huyện Chợ Lách là chưa bị nước mặn xâm nhập.
 3 nam toi, nong nghiep dbscl co the kiet que hinh anh 1Hàu chết do nước nhiễm mặn, nông dân huyện Bình Đại (Bến Tre) phải đổ bỏ.  Ảnh: V.N.N
Mức độ xâm nhập mặn tại khu vực ĐBSCL vào sâu khu vực nội đồng dao động ở mức 40-60 km, với tỷ lệ độ mặn từ 1-3 phần nghìn, có nơi lên đến 5-6 phần nghìn và dự báo sẽ còn tăng cao, kéo dài cho đến tháng 5. Thành phố Cần Thơ trước đây chưa bao giờ bị xâm nhập mặn, thì từ đầu tháng 3 đến nay, nước mặn đã xâm nhập đến quận Cái Răng, với độ mặn dao động từ 1-2 phần nghìn. Tại Cái Răng, theo quy định các nhà máy xử lý nước sinh hoạt sẽ không được lấy nước để xử lý, vì nước mặn đã vượt mức quy chuẩn dưới 0,75 phần nghìn.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo, một số khu vực tại ĐBSCL từ nay đến tháng 5 khi có gió chướng cấp 5-6 trở lên độ mặn sẽ tăng cao. Nếu tháng 5 có mưa tại ĐBSCL và lưu vực sông Mekong thì độ mặn sẽ giảm nhiều so với dự báo.
PGS-TS Đỗ Võ Anh Khoa - Trưởng bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) cho biết, nếu tốc độ xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn như hiện nay, trong 3 năm tới, nền nông nghiệp ở ĐBSCL có thể sẽ bị kiệt quệ; đất nông nghiệp, lương thực trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn.
Cũng theo ông Khoa, ĐBSCL sẽ giảm bớt diện tích nông nghiệp, giảm diện tích đất trồng cỏ cho gia súc, giảm phát triển chăn nuôi gia súc; đồng thời sẽ tăng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Nền nông nghiệp ĐBSCL sẽ co hẹp đáng kể.
Còn theo GS-TS Nguyễn Thanh Phương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, ĐBSCL đang bị ảnh hưởng nặng nề của hạn hán và xâm nhập mặn. Sự ảnh hưởng của hạn, mặn đang ngày một hiện hữu, rõ nét với khu vực này và đang có những tác động lớn đến nông nghiệp cũng như đời sống người dân nơi đây.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

Hơn 2,2 ngàn tấn hàu bị chết, Bộ Nông nghiệp vào cuộc

Do hàu chết hàng loạt ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, ngày 14-3, ông Vũ Văn Tấn – thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dẫn đầu đoàn công tác khảo sát tình hình thực tế tại địa phương này.
Qua báo cáo của UBND xã Thừa Đức, tỷ lệ thiệt hại trên địa bàn xã ước khoảng 80%, sản lượng hàu bị thiệt hại khoảng 2.250 tấn, diện tích trên 28ha, trị giá thiệt hại trên 47 tỷ đồng, trong đó người dân ở ấp Thừa Thạnh bị thiệt hại nặng nề nhất.
Tình trạng hàu chết được ghi nhận bắt đầu xảy ra từ ngày 3-3 đến nay, nhiều hộ dân đã mất trắng. Nguyên nhân chính thức khiến hàu chết đến nay vẫn chưa xác định được.
Ông Vũ Văn Tấn đã yêu cầu chính quyền địa phương cần tập trung theo dõi tình hình hạn, mặn, thống kê số liệu tình trạng hàu chết, tìm giải pháp cụ thể giảm thiệt hại cho người nuôi hàu.
Cùng ngày, ông Tấn đã đến khảo sát vùng nuôi tôm công nghiệp bị ảnh hưởng do mặn trên địa bàn huyện. Tại đây, độ mặn được ghi nhận từ 37 -39‰, khiến nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp không dám đầu tư nuôi và bị tổn thất.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Mô hình mới nhờ tích tụ đất đai

Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Công ty cổ phần An Phú Hưng tỉnh Hà Nam đang chiếm được lòng tin người tiêu dùng nhờ quản lý ATTP hiệu quả hơn. Mô hình này có được là nhờ chính sách tích tụ đất đai và gợi ra cách làm mới cho nhiều địa phương…



Thật khó để phát triển một mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại nếu chỉ dựa vào việc sản xuất từ các hộ cá thể theo cơ chế “khoán 10”. Vì thế việc tái cơ cấu nền nông nghiệp mà thực chất là công nghiệp hóa nông nghiệp nhằm tiến tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững với các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi đúng. Mô hình sản xuất rau, củ, quả của Công ty cổ phần An Phú Hưng tỉnh Hà Nam đã thực sự làm tăng năng suất hàng hóa nông sản và thực phẩm, đảm bảo sạch vì sức khỏe cộng đồng. Mô hình sản xuất ấy ra đời nhờ có chính sách tích tụ đất đai của Hà Nam.

Hà Nam với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 862 km2 trong đó đất nông nghiệp chiếm hơn một nửa nhưng tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp tăng không đạt chỉ tiêu 2,8% mà tỉnh đã đề ra. Nguyên nhân chính là do mức đầu tư vào nông nghiệp thấp, thiếu liên kết giữa sản xuất và thị trường, đất đai manh mún khó tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Để giải quyết vấn đề này, tỉnh Hà Nam đã đề xuất chính sách tích tụ ruộng đất, dồn điền, đổi thửa để tăng quy mô sản xuất, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa tập trung. Đây cũng là điều kiện để đưa khoa học-công nghệ cao vào quá trình sản xuất tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và có thể xuất khẩu. Vì thế Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam đã khẳng định: “Không tích tụ ruộng đất, không có diện tích lớn, không ứng dụng CNC vào sản xuất…, tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ không thành công”.

Nhưng tích tụ ruộng đất là một vấn đề mới và khó. Mới là vì nó làm ngược với trước đây. Trước ruộng đất được chia nhỏ cho các hộ dân với những mảnh nhỏ, manh mún, phân tán. Khó là do tâm lý làm ăn nhỏ lẻ đã thành nếp của người nông dân.

Biết rõ điều đó, nên Hà Nam đã tổ chức họp bàn cùng dân thống nhất chủ trương tích tụ ruộng đất nông nghiệp theo nguyên tắc không phải thu hồi, nông dân không mất quyền sử dụng đất trong liên kết sản xuất với doanh nghiệp; phải đảm bảo thu nhập của nông dân sau khi tham gia tích tụ đất cao hơn trước. Đồng thời đảm bảo việc quản lý đất đai theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện liên kết sản xuất nông nghiệp phù hợp quy hoạch của tỉnh, không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp mà Nhà nước đã giao cho các hộ nông dân...

Tỉnh đưa ra hai hình thức để tích tụ ruộng đất: Một là, các doanh nghiệp, HTX thuê đất của người dân từ 10 năm trở lên, giá thuê đất được tính dựa trên giá trị cây trồng sản xuất, áp dụng trả tiền thuê đất hằng năm hoặc cả thời gian thuê đất. Hai là, người có đất nông nghiệp góp vốn với doanh nghiệp, HTX bằng quyền sử dụng đất và được chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn.

Thật ra, việc tích tụ đất ở Hà Nam cũng có tính chất giống như mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời cách đây 5 năm ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta thống nhất gọi là “Cánh đồng lớn”.

Với chính sách tích tụ đất, tỉnh đã hình thành được nhiều vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Có thể kể hơn 300 hộ dân của xã Nhân Khang – Lý Nhân đã nhất trí tích tụ đất giao cho dự án của Công ty cổ phần An Phú Hưng liên kết với doanh nghiệp Nhật Bản. Thời hạn thuê đất được ấn định là 20 năm với giá 120 kg ngô/sào/năm (giá ngô tính tại thời điểm thanh toán).

Người dân cho thuê đất được ưu tiên đào tạo và tuyển dụng làm công nhân nông nghiệp trong doanh nghiệp với mức lương ổn định. Ngoài ra, tỉnh còn đưa ra chính sách hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, điện phục vụ cho việc áp dụng cơ giới hóa; quy hoạch vị trí xây dựng khu bảo quản, chế biến sản phẩm; giảm từ 50 - 70% tiền sử dụng đất cho DN, miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây nhà ở cho công nhân…

Đối với Hà Nội, từ nhiều năm nay rất quan tâm tới vấn đề sản xuất và tiêu thụ rau an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô. Sau 5 năm thực hiện “Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2016” đã có nhiều kết quả tích cực. Một số quy định, quyết định về định hướng sản xuất rau an toàn (RAT) đã được thành phố ban hành. Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành nhiều quy trình kỹ thuật sản xuất RAT, rau hữu cơ; nhiều nơi sản xuất rau đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), tiêu chuẩn VietGAP…

Tuy vậy, nhiều người tiêu dùng vẫn lo lắng về tình trạng ATTP ở Hà Nội do nhiều nguyên nhân. Đó là người sản xuất phải tự mang ra chợ bán sản phẩm hoặc thông qua các thương lái. Thêm vào đó, tuy có quy hoạch vùng rau an toàn nhưng mỗi hộ sở hữu một thửa ruộng riêng nên rất khó để quản lý, giám sát ATTP dẫn đến việc khách hàng thiếu tin tưởng vào tem nhận diện rau an toàn dán trên sản phẩm.

Với mô hình sản xuất của Hà Nam như trên, cho thấy việc dễ dàng kiểm soát chất lượng sản phẩm hơn ở tất cả các khâu sản xuất. Chất lượng sản phẩm cao nên việc lo đầu ra cho sản phẩm cũng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có những phòng, ban chuyên môn để lo việc tuyên truyền cùng với chính sách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tạo uy tín, địa vị cho sản phẩm trên thị trường. Thiết nghĩ đây cũng là một chính sách cần tham khảo.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

Chủ trang trại không ngại TPP

Nhiều người cho rằng, khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức có hiệu lực, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ gặp bất lợi, thậm chí lép vế, thua trên sân nhà. Tuy nhiên nhiều chủ trang trại chăn nuôi khẳng định, TPP đang tạo cho họ cơ hội làm ăn mới, ví dụ như giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN), vaccine sẽ giảm.


Lãi vì TĂCN, vaccine sẽ giảm
Chúng tôi tìm về các vùng chăn nuôi lớn ở Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Nội… để nắm bắt thông tin người dân đón nhận về TPP. Người đầu tiên chúng tôi gặp là anh Nguyễn Văn Tuấn, thôn Cao Quang, xã Cao Minh (thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc), chủ một trang trại “khủng” khi chi tới hơn 10 tỷ đồng đầu tư công nghệ hiện đại nuôi lợn.
 chu trang trai khong ngai tpp hinh anh 1
Anh Nguyễn Văn Tuấn, xã Cao Minh (thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc) cho biết người chăn nuôi đang có lãi trước thềm TPP vì giá TĂCN, vaccine giảm. Ảnh: Việt Tùng
 Hiện anh Tuấn đang nuôi tới 500 lợn nái và 1.300 lợn thịt/lứa. Anh Tuấn cho biết: “So với đỉnh điểm giá TĂCN năm 2013 thì hiện hầu hết các hãng TĂCN đều giảm giá 10 – 20%. Một bao cám loại 25kg năm 2013 có giá 420.000 đồng/bao, nhưng hiện chỉ khoảng 380.000 – 390.000 đồng/bao; loại bao 10kg cũng giảm từ 200.000 đồng xuống 180.000 đồng/bao, cám gạo cũng giảm từ 8.000 đồng/kg, xuống còn 6.500 đồng/kg…”.
Chúng ta gia nhập TPP, lợi thế sẽ không dành cho chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ mà là chăn nuôi lớn, làm theo chuỗi. Nếu tách rời chuỗi, người chăn nuôi sẽ bị “cô lập” trên thị trường. Ngoài ra chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ vẫn có thể phát triển, nhưng phải phát triển theo hướng nuôi con đặc sản”.
Ông Vũ Khắc Minh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc
Theo anh Tuấn, trong chăn nuôi TĂCN chiếm tới 60 – 70% giá thành, do vậy chỉ cần giá TĂCN giảm là người chăn nuôi sẽ làm ra sản phẩm có giá thành thấp, cạnh tranh và có lãi.
“Trung bình để có 1kg lợn hơi, người chăn nuôi phải sử dụng 2,4 – 2,6kg thức ăn, với giá thức ăn khoảng 18.000 – 20.000 đồng/kg, tùy theo từng loại như hiện nay, mỗi kg lợn hơi sẽ có giá thành sản xuất khoảng 44.000 – 45.000 đồng/kg. Và trên thực tế, hiện giá lợn hơi đang ở mức 47.000 – 49.000 đồng/kg, lợn đẹp có lúc đạt 52.000 đồng/kg. Với mỗi con lợn khi xuất chuồng đạt trọng lượng khoảng 100kg, người chăn nuôi đang lãi từ 700.000 – 1,5 triệu đồng/con” – anh Tuấn nhẩm tính.
Mặc dù chỉ nuôi 200 lợn thịt và 10 lợn nái, song từ đầu năm đến nay, anh Bùi Thế Lực, xã Liên Minh (Vụ Bản, Nam Định) đã xuất chuồng 2 lứa lợn, mỗi lứa lãi cả trăm triệu đồng. Anh Lực cho hay: “Không biết khi vào TPP thì ngành chăn nuôi sẽ ảnh hưởng như thế nào, nhưng hiện nay người chăn nuôi đang được hưởng lợi bởi giá TĂCN và vaccine đều giảm 15 – 25%”.
Theo anh Lực, ngoài chi phí TĂCN, mỗi con lợn nuôi tới khi xuất chuồng phải tiêm đủ ít nhất 5 loại vaccine, chi phí từ 50.000 – 80.000 đồng/con. Với giá vaccine giảm 15 – 25%, mỗi con lợn sẽ giảm được 5.000–16.000 đồng. “Trong điều kiện chăn nuôi khó khăn như hiện nay, chăn nuôi rất khó lãi nhiều, nhưng đầu vào mỗi thứ giảm một ít thì nông dân vẫn có thể sống được với nghề. Vừa qua tôi xuất 100 lợn thịt, khoảng 100 – 110kg/con, trung bình lãi 1,4  - 1,8 triệu đồng/con/4 tháng nuôi, ngoài ra tôi còn tận dụng được phân lợn để nuôi cá, sản xuất gas để đun nấu… từ hầm biogas” – anh Lực cho biết.
Liên kết chuỗi không sợ TPP
Nói về những thách thức mà các chủ trang trại có thể gặp phải khi Việt Nam gia nhập TPP, anh Tuấn cho rằng, TPP không phải là “con ngáo ộp”, không đáng sợ như nhiều người nghĩ. Khi tham gia TPP, tất cả đều phải có lộ trình, sản phẩm vào Việt Nam cũng phải có lộ trình, họ phải thâm nhập thị trường, chiếm thị trường dần dần, chứ không phải như kiểu “mở cửa một cái là họ tràn vào như đi xem chiếu bóng”. “Tôi tin rằng trong khoảng 5 – 10 năm nữa, chăn nuôi Việt Nam vẫn có thể sống được, bởi thói quen của người Việt là dùng thực phẩm tươi sống, mà hàng nhập thì không thể cạnh tranh được điều này” – anh Tuấn tự tin nói.
Theo anh Nguyễn Văn Tuấn, để người chăn nuôi có đủ khả năng đối mặt với TPP, Nhà nước cần có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa. Một trong các yếu tố quan trọng là tạo điều kiện cho vay vốn, kiềm chế giá thức ăn, vaccine, tạo kết nối cung cầu, liên kết chuỗi trong sản xuất nhằm giúp người chăn nuôi làm ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cạnh tranh. Bởi dù sao đi chăng nữa, người chăn nuôi trong nước vẫn có nhiều lợi thế hơn như thuê mặt bằng, nhân công, phí vận chuyển… so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Về vấn đề này, ông Đào Xuân Hải, xã Kim Long (Tam Dương, Vĩnh Phúc) chủ trang trại gà đẻ trứng, với gần 100.000 con/lứa thì cho rằng, một lợi thế nữa khi Việt Nam gia nhập TPP là chúng ta có rất nhiều giống đặc sản, như gà Đông Tảo, gà đồi Yên Thế, lợn đen cắp nách Mường Khương, gà đen, bò Mông…, tất cả những thứ này không nước nào cạnh tranh nổi. “Điều chúng ta lo hiện nay là làm sao để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, an toàn, giá cả cạnh tranh thì không sợ gì TPP” – ông Hải tự tin nói.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có được sự tự tin mạnh mẽ như “vua” lợn sạch, lợn “không tắm” Nguyễn Đại Thắng ở xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội), bởi không chỉ đầu tư trang trại quy mô, nuôi lợn sạch, ông Thắng đã xây dựng cho mình một chuỗi giá trị từ sản xuất, đến tiêu thụ khép kín rất bài bản.
Ông Thắng chia sẻ: “Sản phẩm EM dùng để nuôi “lợn không tắm” tôi học được từ Trung Quốc, Nhật Bản và cũng từ các bạn hàng mà cách đây 3 năm, tôi đã nhận định rằng trước sau Việt Nam cũng sẽ gia nhập TPP. Nếu không thay đổi tư duy, phương thức sản xuất thì rất khó sống với nghề, vì vậy tôi đã tập trung vào sản xuất thực phẩm sạch và 2 năm nay, tôi tiếp tục đầu tư vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch có xuất xứ đến tận tay người tiêu dùng. Hiện mỗi ngày trang trại của tôi mổ từ 6 – 10 con lợn, rồi sơ chế đóng gói hút chân không đưa về Hà Nội tiêu thụ”.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

'Đánh cược' với thương lái Trung Quốc, nông dân bỏ cà phê trồng chanh dây

Hàng trăm ha cà phê đã bị thay thế mà chưa biết hiệu quả của chanh dây đến đâu...
“Cơn sốt” chanh dây
Theo thông tin mà PV tìm hiểu được, Mang Yang là một trong những huyện dẫn đầu về diện tích chanh dây trên toàn tỉnh Gia Lai và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Chạy theo lợi nhuận truớc mắt là giá thu mua chanh dây của thương lái Trung Quốc hời, nhiều người dân ngụ trên địa bàn huyện Mang Yang đã không ngần ngại chặt hạ cây công nghiệp chủ lực là cà phê chuyển đổi trồng chanh dây.
Đứng trước thực trạng này, nhiều người lo ngại, đây là chiêu trò của thương lái Trung Quốc, bởi đây không phải lần đầu tiên họ thực hiện nó. Những năm trước, thương lái thu mua lá điều non, rễ tiêu, đỉa, móng trâu, bò nhưng khi cơn sốt lên đến đỉnh điểm, họ “quất ngựa truy phong”, cuối cùng người chịu thiệt vẫn là nông dân. Phải chăng chiêu trò cũ được thương lái Trung Quốc tiếp tục diễn lại?

   'Đánh cược' với thương lái Trung Quốc, nông dân bỏ cà phê trồng chanh dây - Ảnh 1
Nông dân ồ ạt chặt cà phê trồng chanh dây.
Ngày 3/3, PV có chuyến thực tế tại địa bàn huyện Mang Yang để ghi nhận thêm thông tin. Chạy dọc Quốc lộ 19 (đoạn qua xã Đắk Jrăng), theo quan sát của PV, hàng chục héc -ta cà phê đã bị triệt hạ, thay vào đó là những giàn chanh dây xanh mướt nối dài. Dừng chân tại rẫy cà phê cành lá nham nhở, gốc trơ trọi sâu bên trong, 4 người đàn ông tay cầm dao, cưa miệt mài chặt, hạ.
Qua trò chuyện, PV được biết, đây là rẫy của ông Trần Văn M. (54 tuổi, ngụ xã Đắk Jăng). Hai hôm nay, ông M. cùng với 3 nhân công khác đang tiến hành chặt bỏ 4 sào cà phê lấy diện tích chuyển đổi trồng chanh dây.
Ông M. ngậm ngùi: “Phải tự tay phá bỏ vườn cà phê bao năm chăm sóc, gắn bó thấy nhói lòng lắm. Nhưng biết làm sao được.
Thời buổi giá cả thị thường thất thường, người dân trồng cà phê đời sống bấp bênh lắm. Mình làm nông chủ yếu lấy công làm lời nhưng xem ra cũng chẳng ăn thua. Như bốn sào cà phê của tôi, đầu tư, chăm sóc biết bao nhiêu tiền của công cán nhưng năm vừa rồi thu vỏn vẹn được vài tạ bù vào khoản phân bón, tưới tắm còn thâm hụt. Trong khi đó hầu hết bà con xung quanh chuyển đổi trồng chanh dây, chi phí thấp, làm rất nhàn hạ nhưng mỗi vụ trừ chi phí các khoản vẫn lãi được mấy triệu đồng”.
Ông M. vừa nói vừa chỉ ra xung quanh, nơi bà con đã chuyển đổi sang trồng chanh dây. Thấy nhiều người làm ăn có lãi, vợ con ông M. cũng dao động, đắn đo, cuối cùng ông mới quyết định “xuống tay”. Giống, phân bón ông mua về để sẵn hết, không biết đến lúc mình làm nên thành quả, giá cả còn được như hiện tại?
Rời khỏi rẫy cà phê của ông M., PV tiếp tục tìm đến vườn chanh dây đang vào độ thu hoạch của ông Lê Văn T. nằm cách đó không xa. Tại đây, theo quan sát của PV, cảnh mua bán diễn ra vô cùng tấp nập. Chanh dây sau khi thu hoạch được đổ thành đống giữa sân, thương lái cho xe vào tận rẫy thu mua, đóng hộp vận chuyển đi.
Ông T. lom khom trong vườn, đôi tay bận rộn thu gom sản phẩm. Trò chuyện với PV, ông T. nở nụ cười tươi rói. Đưa tay quệt ngang những giọt mồ hôi “mãn nguyện”, ông T. kể: “Trồng cà phê chi phí đầu tư cao, 3 năm mới cho thu hoạch. Nếu như tính theo giá cà phê trên thị trường hiện nay, người dân trồng cà phê không có lãi. Trong khi đó, trồng chanh dây chi phí đầu tư thấp, chỉ 6 tháng là đã cho thu hoạch, trong khi lợi nhuận cao. Đến vụ thì cứ 2 ngày thu một lần, thương lái vào tận nơi bốc, người trồng cũng rất nhàn hạ”.
Ông T. nhẩm tính: “Gia đình tôi trồng 300 gốc chanh dây (tiền giống 40 ngàn đồng/cây). Trong thời gian xuống giống chỉ bỏ công nhổ cỏ (nếu có bón thêm ít phân hữu cơ) chi phí làm giàn cũng chẳng bao nhiêu. Các chú thấy đấy, sau 6 tháng, bây giờ vườn chanh 300 gốc của tôi đã cho thu hoạch. Cứ 2 ngày thu hoạch một lần cũng kiếm được ít nhất 6 triệu đồng “ngon ăn” hơn gấp mấy lần làm cà phê”. Theo lời ông T., hiện tại, chanh dây đang được giá, sắp tới ông đang dự tính mở rộng diện tích tăng thêm thu nhập.
Vừa làm... vừa sợ thương lái “bỏ bom”
Hiện tượng người dân hối hả đốn bỏ cây cà phê, tự ý thay thế bằng cây chanh dây nhưng đầu ra chỉ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi băn khoăn. Bởi, chúng ta đã có quá nhiều bài học về việc thương lái Trung Quốc “bỏ của chạy lấy người”. Chỉ vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, đến một lúc nào đó phía Trung Quốc ngừng thu mua sản phẩm, bà con sẽ bán cho ai?
   'Đánh cược' với thương lái Trung Quốc, nông dân bỏ cà phê trồng chanh dây - Ảnh 2
Thương lái vào tận vườn thu mua chanh dây.
Trả lời cho câu hỏi của chúng tôi, ông T. ngập ngừng: “Vấn đề này không phải chúng tôi không biết. Thời gian trước đó, trên báo, đài cũng đưa tin rất nhiều, cảnh báo rất nhiều về việc thương lái Trung Quốc tháo chạy. Lo lắm, sợ lắm chứ! Thế nhưng, thấy bà con xung quanh làm ăn lãi “ầm ầm”, nhất là thời điểm như hiện nay chanh “đội giá”, tâm lý mình cũng dao động. Hơn nữa cả làng, cả xã họ làm, mình không làm thấy nôn nao. Nhưng cũng chính vì lo ngại việc thương lái “bỏ của chạy lấy người” nên tôi vẫn còn phân vân. Tôi chỉ trồng nửa diện tích để đề phòng chứ không đã làm hết rồi”.
Không chỉ người dân nơi đây mà ngay cả những người thu mua chanh dây tại vườn cũng không hay biết phía Trung Quốc thu mua chanh dây để làm gì, tận thu đến khi nào. Trò chuyện với PV, chị Nguyễn Thị Hồng (một thương lái thu mua chanh dây tại vườn ông T.) cho biết, giá thu mua tại rẫy là 22 ngàn đồng/kg (bình quân mỗi ngày thương lái này mua từ 4-5 tấn).
Theo lời chị Hồng, bản thân chị cũng không biết các thương lái Trung Quốc mua chanh dây để làm gì. “Tôi thu gom theo đơn đặt hàng, họ quả quyết số lượng bao nhiêu cũng nhận. Cứ thế, tôi thu gom rồi đóng hộp, sau đó vận chuyển đến nơi họ yêu cầu”, chị nói.
“Lỡ như khi chị chi tiền thu gom hàng họ “lặn mất tăm” thì sao”, chúng tôi hỏi. Tỏ vẻ thờ ơ, chị Hồng đáp: “Hơi đâu mà lo, làm ăn thì phải có lúc này lúc khác, căn bản muốn có tiền là phải mạo hiểm”.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc người dân phát triển tự phát cây chanh dây nhưng chỉ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc sẽ đối mặt với nguy cơ rủi ro cao. “Có lúc giá chanh dây chỉ 8.000 đồng/kg. Nay họ thu mua với giá 20.000 đồng/kg. Nếu thương lái Trung Quốc không mua nữa thì tôi cũng dừng. Người trồng chanh dây khi đó sẽ phải chuyển sang trồng cây khác hoặc quay lại trồng cà phê. Làm ăn là phải đối mặt với rủi ro thôi”, một thương lái nói.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Mỹ kiểm tra cá basa, cá tra Việt Nam từ 15/4

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) cho biết, từ ngày 15/4/2016, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ kiểm tra các lô hàng cá tra, cá basa của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ.
Mỹ kiểm tra cá basa, cá tra Việt Nam từ 15/4

Trước đó, ngày 1/3, Cơ quan kiểm tra và an toàn thực phẩm (FSIS), Bộ Nông nghiệp Mỹ, đã công bố danh sách các doanh nghiệp nước ngoài được phép chế biến xuất khẩu cá và sản phẩm cá họ Siluriformes vào Mỹ, trong đó có 23 cơ sở của Việt Nam - các cơ sở đang và sẽ xuất khẩu.
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã có văn bản đề nghị FSIS xem xét, công nhận 22 cơ sở còn lại. Tuy nhiên, 22 doanh nghiệp này nếu có nhu cầu xuất khẩu vào Mỹ thì cần gửi hồ sơ, bằng chứng theo hướng dẫn của Cục tại công văn 113/QLCL-CL1 để Cục tổng hợp gửi đăng ký với FSIS.
Đối với các doanh nghiệp có tên trong danh sách được phép xuất khẩu cá tra, cá basa sang Mỹ, Nafiqad yêu cầu doanh nghiệp chủ động rà soát hệ thống tự kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, đảm bảo sản phẩm cá tra chế biến xuất khẩu vào Mỹ đáp ứng các quy định của thị trường này về hóa chất kháng sinh, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, vi sinh vật, các quy định về ghi nhãn, thông tin về nước xuất xứ, tên và mã số cơ sở sản xuất…
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các doanh nghiệp có thể gửi văn bản về Nafiqad để được hướng dẫn, phối hợp xử lý.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Giá cam nghịch vụ tăng mạnh

Cam xoàn và cam mật nghịch vụ hiện đang tăng mạnh và đứng ở mức cao, trong đó cam xoàn loại I được thương lái mua tại vườn với giá dao động 40.000 - 45.000 đồng/kg...
Giá cam nghịch vụ tăng mạnh
Thu hoạch cam nghịch vụ tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: Nguyên Hãn
Nhiều nhà vườn tại Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết giá cam xoàn và cam mật nghịch vụ hiện đang tăng mạnh và đứng ở mức cao, trong đó cam xoàn loại I được thương lái mua tại vườn với giá dao động 40.000 - 45.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với tháng trước, loại cam mật có giá 20.000 đồng/kg, tăng 6.000 đồng/kg.
Theo các nhà vườn, cam mùa nghịch là kết quả ứng dụng kỹ thuật rải vụ, với mục đích giảm áp lực thu hoạch chính vụ có thể dội chợ, giảm giá...
Theo Phòng NN&PTNT Lai Vung, ngoài cây quýt hồng đặc sản, cam xoàn và cam mật cũng được địa phương chọn là cây trồng tiềm năng. Hiện toàn huyện có khoảng 900ha, tăng gần gấp 5 lần so với năm 2010



ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons