Lại chuyện “được mùa, mất giá”
Với thuận lợi đã và đang có, cùng với lợi ích kinh tế lớn mang lại từ chăn nuôi bò sữa, đàn bò sữa ở nước ta đang tăng nhanh cả về số lượng và quy mô. Theo thống kê từ Bộ NNPTNT, hiện nay, trên cả nước có khoảng 2,5 triệu hộ nuôi bò thịt và hơn 24.000 hộ gia đình tham gia chuỗi sản xuất chăn nuôi bò sữa (con giống chủ yếu nhập từ nước ngoài). Sữa tươi sản xuất tại Việt Nam cũng đã dần chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng.
Thiếu đồng cỏ, thiếu sự liên kết bền vững khiến ngành chăn nuôi bò sữa gặp lao đao khi thị trường có sự biến động. |
Triển vọng là vậy, thế nhưng hiện nay ngành chăn nuôi bò sữa đang gặp phải nghịch lý “được mùa, mất giá” hay “được giá, mất mùa”, giống như một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như: Thanh long, dưa hấu, tỏi, vải thiều…đã từng gặp phải. Chắc hẳn người tiêu dùng và người chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam vẫn chưa quên bài học từ mô hình chăn nuôi bò sữa ở Nghệ An khi bị “phá sản”, hay như việc người nuôi bò sữa ở Lâm Đồng, vì bị đơn vị ký hợp đồng thu mua giới hạn lượng thu mua sữa, khiến số sữa còn lại phải bán rẻ, thậm chí là không có nơi tiêu thụ, người dân đành phải đổ sữa ra đường. Gần nhất là câu chuyện đang “nóng” hiện nay, đó là việc người chăn nuôi bò sữa ở Củ Chi (TP.HCM), đang không tìm ra được hướng đi với sản phẩm sữa, 20% sản lượng sữa ế đọng mỗi ngày không biết đổ đi đâu.
Là một trong những người chăn nuôi bò sữa từng vướng vào nghịch lý trên, anh Nguyễn Văn Thắng ở (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội) cho rằng, chăn nuôi bò sữa đầu ra rất quan trọng, bởi lẽ, một con bò sữa theo chu kỳ sẽ cho sữa 10 tháng/năm; bình quân một con bò mỗi ngày cho khoảng 15-20kg sữa. Nếu bán cho công ty sữa với giá khoảng 12-14.000đ/kg sẽ thu về trên dưới 200 nghìn/ngày/con. Thế nhưng, nếu trừ chi phí như cỏ, cám, công lao động…chiếm khoảng 1/2, số còn lại là lãi.
“Gia đình tôi hiện tại nuôi 10 con bò sữa, nếu tình trung bình một tháng mang lại khoảng 25 triệu đồng. Vì thế, nếu như bị công ty cắt hợp đồng, hoặc ngưng thu mua, thu mua giá rẻ là rơi vào tình trạng lỗ ngay. Thậm chí khi đó sữa tươi không biết mang cho ai mà phải đổ bỏ là chuyện dễ hiểu” – anh Thắng cho biết.
Vì đâu nên nỗi?
Nguồn cung ngày một tăng, trong khi đó, giá sữa trên thế giới đang có dấu hiệu đi xuống, việc sữa tươi không bán được ắt hẳn sẽ dẫn đến tình trạng người dân phải bán bò giống. Lý giải nguyên nhân này, chuyên gia kinh tế, T.S Đặng Đình Tiền cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều đặt lợi ích lên hàng đầu, không ai có quyền bắt họ phải mua hết sản phẩm sữa từ nông dân, nếu như nguồn sữa ấy không đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng, giá thành lại cao hơn so với hợp đồng đã ký kết… Trong khi đó, hiện nay nguồn nguyên liệu thu mua sữa rất nhiều, giá cả lại cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ ưu tiên mua sản phẩm của các hộ gia đình “truyền thống” đã ký kết hợp đồng cung cấp nguyên liệu doanh nghiệp từ trước.
“Chúng ta thiếu đồng cỏ, thiếu đầu tư KHKT, cùng với tập tính chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm, thiếu sự liên kết bền vững…lâu dài nếu không thay đổi, chính tập tính cố hữu này sẽ “giết chết” ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam. Bên cạnh đó, chính sách của nhà nước trong việc khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp, đầu tư chăn nuôi bò sữa, mà chưa tìm ra được hướng đi cho những người chăn nuôi cũ. Chưa khoanh vùng, điều kiện khí hậu, thời tiết, thậm chí chưa tạo được chuỗi liên kết cho các hộ nhỏ lẻ…đã khiến cho những hộ này mất đi tính cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, thậm chí là mất thế cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập” – TS. Đặng Đình Tiền nhận định.
Còn theo chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Thị Hằng, nguyên nhân “sữa ế” chủ yếu là do lỗi của người dân. Bởi lẽ, khi giá thành sữa tăng cao, lợi nhuận lớn đã kích thích người dân đầu tư vào chăn nuôi bò sữa theo dạng nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm…khiến cho tình trạng tăng đàn phát triển mạnh, kéo theo đó là nguồn cung cấp sữa tươi vượt quá nhu cầu thu mua của các doanh nghiệp.
Cũng theo bà Hằng, để ngành chăn nuôi bò sữa phát triển và ổn định, đặc biệt là có thể cạnh tranh được với sản phẩm từ nước ngoài sau khi TPP có hiệu lực, các cơ quan chức năng cần phải có những giải pháp căn cơ, bền vững từ việc quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu sữa tươi, quy hoạch đồng cỏ phù hợp với vùng miền, tổ chức sản xuất thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật, nâng cao chất lượng, đồng thời tạo chuỗi liên kết bền vững giữa những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tạo sự cạnh tranh và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, về lâu dài cơ quan chức năng phải kết hợp với người chăn nuôi đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất sữa tươi thành sữa bột. Thậm chí chúng ta cần phải thành lập ngay một Ủy ban quốc gia về sữa. Ủy ban này sẽ điều hành và xử lý các vấn đề như: Giá, quota cho các doanh nghiệp đối với sản phẩm nhập khẩu sữa bột… “Làm được điều này, chắc chắn ngành sữa tươi Việt Nam sẽ phát triển bền vững, thu nhập người dân mới ổn định” – bà Hằng nhận định.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨNDIỆN CHẨN SỐNG KHỎE
VĂN PHÒNG 0906143408
1 nhận xét:
hãng bay eva
gia ve may bay eva di my
korean airlines vietnam
đặt vé máy bay đi mỹ ở đâu
Vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich
Đăng nhận xét