Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Cận tết, lại lo chuyện “giải cứu” dưa hấu

Cứ đến vụ dưa hấu là lại có hiện tượng ùn ứ hàng trăm xe chở dưa ở Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Thậm chí, có thời điểm dưa ùn đến vài ngày, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.
Tắc vì một đường 
Năm nay, tổng sản lượng dưa hấu dự kiến của mùa vụ 2015 - 2016 không biến động nhiều so với năm ngoái (ước đạt khoảng 1,5 triệu tấn), trong đó riêng vụ Đông – Xuân này khoảng 550 nghìn tấn, ước tính xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 200 ngàn tấn. 
Theo Bộ Công Thương, hiện nay, dưa hấu tiêu thụ ở thị trường trong nước chiếm khoảng 80% tổng sản lượng, còn lại phải xuất khẩu, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, Lào, Campuchia; trong đó, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 90% tổng sản lượng dưa xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu chủ yếu diễn ra vào thời điểm cận tết Nguyên đán và chính vụ thu hoạch  (từ giữa tháng 3 đến trung tuần tháng 4 hàng năm) và “điểm nóng” xuất khẩu hàng năm luôn xuất hiện ở Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
Theo bà Dương Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cứ vào vụ dưa hấu là lại có hiện tượng hàng trăm xe nối đuôi nhau ùn tắc ở Cửa khẩu Tân Thanh. Nguyên nhân là do phía Trung Quốc chỉ cho tiếp nhận dưa hấu ở cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài, không cho tiếp nhận dưa hấu tại các cửa khẩu khác, trong khi bến bãi ở khu vực này chỉ đáp ứng được khoảng vài trăm xe/ngày. 
Doanh nghiệp đầu mối phải giúp nông dân
Khắc phục việc này, Liên Bộ Công Thương - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều văn bản hướng dẫn cũng như khuyến nghị các địa phương có biện pháp tổ chức sản xuất, canh tác cho phù hợp, theo hướng căn cứ vào nhu cầu thị trường để cân đối cho phù hợp; ngay cả thời điểm gieo trồng, thu hoạch, vận chuyển 
cũng phải dựa trên thực tế của việc thông quan và yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, trên thực tế do sức hút của thị trường nên việc tổ chức sản xuất của người nông dân vẫn không đáp ứng được những yêu cầu nói trên mà mang nặng tính tự phát nhiều hơn. Do vậy, các sản phẩm nông sản nói chung và dưa hấu nói riêng mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ thường rơi vào tình trạng phải “kêu cứu”...
Liên quan vấn đề này, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) kiến nghị cần ưu tiên hỗ trợ các xưởng sơ chế, đóng gói để bảo quản dưa hấu; đồng thời sớm xây dựng khu trung chuyển hàng nông sản xuất khẩu tại Lạng Sơn làm địa điểm tập kết khi lượng xe dồn về quá nhiều; đề nghị phía Tổng cục Hải quan bố trí lực lượng để hỗ trợ Lạng Sơn cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian thông quan tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu đối với dưa hấu mùa vụ 2015-2016. 
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, phía Trung Quốc luôn tỏ ý sẵn sàng đàm phán và chia sẻ với Việt Nam về việc từng bước cân bằng nhập siêu. Với chuyện ùn tắc tại cửa khẩu, ông cho biết Bộ Công Thương phải xúc tiến đàm phán mở thêm các điểm thông quan mới, ít nhất khu vực Lào Cai có thể mở được.
Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đang có nhiều biện pháp chấn chỉnh, trong đó có việc cân đối giữa cung - cầu sản xuất và đặc biệt là cân đối giữa tiêu thụ nội địa với xuất khẩu. Bộ này đánh giá thực tế thị trường nội địa cũng có nhu cầu rất lớn nhưng do sự thiếu vắng của hệ thống các doanh nghiệp và hệ thống phân phối trên thị trường nội địa với cơ sở hạ tầng quá yếu đã làm giảm khả năng tiêu thụ mặt hàng nông sản này. 

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ì ạch chuyển lúa sang màu: Cây ngô là ưu tiên số 1

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, mục tiêu của Bộ NNPTNT là từ nay tới năm 2020 sẽ chuyển đổi 700.000ha đất lúa sang trồng các loại rau màu, trong đó ưu tiên số 1 là cây ngô.

 
   
Thưa ông, sau 2 năm thực hiện Quyết định số 580 (QĐ 580) của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xin ông cho biết khái quát những kết quả đã đạt được?
i ach chuyen lua sang mau: cay ngo la uu tien so 1 hinh anh 1
    Ruộng trồng khảo nghiệm ngô biến đổi gen ở Lào Cai. Ảnh:  VIETQ
- Theo QĐ 580 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu là chuyển đổi hơn 200.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), qua đó cũng để giảm sức ép về lương thực. Bởi thực tế, hiện chúng ta đang dư thừa 7-8 triệu tấn lương thực mỗi năm dành cho xuất khẩu. Trường hợp không xuất khẩu được sẽ tạo sức ép rất lớn đối với tiêu thụ nông sản cho người dân.
Theo báo cáo của các địa phương, mục tiêu giảm 200.000ha tới năm 2020 ở khu vực ĐBSCL đến nay cơ bản đã đạt được. Trong đó, ĐBSCL chủ yếu là chuyển đổi sang cây ngô. Tuy nhiên, hiện cây ngô vẫn chưa đạt được mục tiêu là nâng cao giá trị và thu nhập cho người nông dân.
Ngoài ĐBSCL, mục tiêu của bộ sẽ chuyển đổi có cấu cây trồng trên địa bàn cả nước với diện tích là bao nhiêu ha đến năm 2020?
- Hiện nay, không chỉ riêng ĐBSCL mà trên địa bàn cả nước diện tích lúa còn lớn, một số nơi không thuận lợi cho sản xuất lúa, như miền Trung hạn hán rất nặng nề, hoặc miền núi phía Bắc, sản xuất lúa phụ thuộc vào thời tiết… nên rõ ràng là các khu vực này cần phải chuyển đổi.
 Để đảm bảo lợi thế theo các vùng sinh thái, hiện Cục Trồng trọt đã tham mưu cho Bộ NNPTNT tiếp tục chuyển đổi đất lúa trên địa bàn cả nước với mục tiêu từ nay đến 2020 là 700.000ha. Tôi cho rằng, mục tiêu chuyển đổi diện tích đất lúa như trên là hoàn toàn có thể đạt được đến năm 2020, nhưng quan trọng là chuyển sang cây trồng gì và hiệu quả có cao hơn lúa hay không thì Bộ NNPTNT và các địa phương cũng đang điều chỉnh lại trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Để định hướng cho các địa phương khi chuyển đổi đất lúa, Bộ NNPTNT có ưu tiên cây trồng cụ thể nào không?
- Hiện nay, mục tiêu chuyển đổi của Bộ đưa ra là ưu tiên số 1 cho cây ngô, tiếp đến mới tới các cây đậu, đỗ, rau mầu khác. Lý do là vì ngô được tính vào sản lượng lương thực, nên khi giảm diện tích lúa thì ngô vẫn tính vào cơ cấu đảm bảo an ninh lương  thực quốc  gia. Mặt khác, hiện mỗi năm chúng ta cũng phải bỏ ra một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu trên 3 triệu tấn ngô cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là khi chuyển đổi sang cây ngô vẫn chưa giúp cho người dân có thu nhập cao hơn đáng kể so với cây lúa.  Nguyên nhân là sản xuất ngô trong nước không đáp ứng được yêu cầu, kể cả giá thành và chất lượng nên doanh nghiệp vẫn không thu mua mà thay vào đó lựa chọn sản phẩm ngô nhập khẩu.
Để giải quyết bài toán chuyển đổi đất lúa thành công, Bộ NNPTNT sẽ có những giải pháp và định hướng gì cho người dân trong thời gian tới?
" Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang cây ngô biến đổi gen thành công, tôi cho rằng cần có giải pháp đồng bộ, không chỉ có giống tốt rồi mà còn cả quy trình canh tác tốt và có chế biến, bảo quản tốt đi kèm để vừa hạ giá thành đầu vào và đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm cho ngô thì mới thành công được”.
Ông Ma Quang Trung

- Giải pháp trước mắt mà ngành trồng trọt đưa ra là cần tăng diện tích cây ngô có năng suất cao, chất lượng tốt. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh giống ngô biến đổi gen. Hiện giống ngô biến đổi gen có nhiều ưu điểm như hạn chế sâu đục thân, hạn chế thuốc trừ cỏ, đưa giống biến đổi gen vào trồng sẽ làm tăng sản lượng, giảm chi phí, giảm giá  thành đầu vào… Và theo nghiên cứu mới nhất thì cây ngô biến đổi gen giúp cho người dân tăng thu nhập cao hơn khoảng  từ 8 -15 triệu đồng mỗi ha và có thể tiếp tục tăng thêm.
Hiện nay, Cục Trồng trọt đã công nhận được 14 giống ngô biến đổi gen để đưa vào sản xuất. Năm 2016, mục tiêu của Cục Trồng trọt là sẽ đưa diện tích gieo trồng giống ngô biến đổi gen lên 40.000ha, và đến năm 2020 là 300.000 – 350.000ha, chiếm 20% diện tích ngô của cả nước.
Tuy nhiên, cái khó là dư luận xã hội vẫn còn băn khoăn với giống ngô biến đổi gen. Tôi có thể khẳng định, về cơ sở pháp lý đã đầy đủ, Bộ TNMT, Bộ NNPTNT đã công nhận và cho phép thương mại hóa cây ngô biến đổi gen ở nước ta. Còn trên thế giới cũng chỉ phỏng đoán chưa có căn cứ nào nói cây ngô biến đổi gen có tác dụng phụ nào cả nên chúng ta có thể yên tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật này của nhân loại.
Xin cảm ơn ông!

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317


Nuôi cá thát lát cườm - ao nhỏ cho lãi lớn

Vài năm gần đây, khi vào mùa nước nổi, không ít nông dân xã An Long, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã tận dụng diện tích ao hầm cạnh nhà để nuôi cá thát lát cườm cho thu nhập cao.

 
   
nuoi ca that lat cuom - ao nho cho lai lon hinh anh 1
Thu hoạch cá thát lát cườm ở Hậu Giang.  Ảnh: I.T
Mùa nước năm ngoái, ông Nguyễn Văn Thành, hội viên Hội ND xã An Long cải tạo, vệ sinh 300m2 ao cạnh nhà để thả 23.000 con cá thát lát cườm. Ông Thành cho biết: “Cá thát lát cườm rất dễ nuôi. Tỷ lệ hao hụt thấp. Nếu cho ăn đầy đủ, thay nước thường xuyên và phòng ngừa dịch bệnh kịp thời, cá rất mau lớn, cho lợi nhuận cao. Sau gần 6 tháng nuôi, tôi thu hoạch tới 6 tấn cá thát lát cườm thương phẩm, bán giá 60.000 đồng/kg, thu nhập trên 360 triệu đồng, trừ các khoản chi phí lãi hơn 60 triệu đồng”.
Mùa nước nổi năm nay, ông Nguyễn Văn Thành hiện đang nuôi tiếp 25.000 con cá thát lát cườm. Ước lợi nhuận từ nuôi loại cá này sẽ mang lại cho gia đình ông Thành gần 100 triệu đồng. Giống ông Thành, ở xã An Long còn nhiều hộ tận dụng các ao nhỏ để thả nuôi cá thát lát cườm.
Nuôi cá thát lát cườm trong ao nhỏ mùa nước nổi vừa cho lợi nhuận cao, vừa tạo việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở nhiều xã huyện Tam Nông. Đây là mô hình độc đáo đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng, góp phần đa dạng hóa các thủy sản nuôi trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng…
Ông Ngô Vũ Minh Phương - Phó Chủ tịch Hội ND xã An Long cho biết: “Nuôi cá thát lát cườm là mô hình mới. Tuy cá có thể nuôi được trong các ao diện tích nhỏ, dễ phổ biến, nhân rộng nhưng nhiều hộ chưa dám đầu tư nhân rộng bởi chi phí về thức ăn còn lớn.
Thời gian tới, Hội ND sẽ cố gắng vận động, hỗ trợ giúp thêm nhiều hộ hội viên, ND nhân rộng mô hình nuôi cá thát lát cườm để phát triển kinh tế hộ gia đình. Hội ND cũng sẽ tăng cường phối hợp, liên kết, đấu mối để tìm đầu ra ổn định cho cá thát lát cườm thương phẩm giúp bà con…”.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ninh Phước: Nhiều mô hình cho thu nhập trăm triệu đồng/năm

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đã có 3 xã (Phước Thái, Phước Sơn, Phước Thuận) được công nhận đạt chuẩn NTM và trở thành địa phương dẫn đầu ở tỉnh Ninh Thuận.

 
   
Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả
Ông Nguyễn Hữu Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước cho biết, việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã hình thành nên nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi khá hiệu quả ở Ninh Phước. Có những mô hình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất của người dân Ninh Phước.
ninh phuoc: nhieu mo hinh cho thu nhap tram trieu dong/nam hinh anh 1
Nhờ nuôi dê và cừu mà nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ninh Phước có thu nhập ổn định, đời sống ngày sung túc hơn.
Huyện chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng trên một đơn vị diện tích. Nhiều mô hình kinh tế của bà con nông dân cho hiệu quả và thu nhập nhập khá ổn định.
Điển hình như mô hình kết hợp sản xuất, sơ chế, tiêu thụ nho an toàn của trang trại hộ ông Ba Mọi. Đây là mô hình theo hướng VietGap, nhằm cung cấp các loại sản phẩm nho ăn tươi, rượu vang nho, mật nho cho thị trường cả nước. Hay như mô hình trồng táo theo hướng VietGap tại xã Phước Sơn; mô hình trồng táo kết hợp với nuôi cừu, dê vỗ béo tại xã Phước Thuận; mô hình trồng rau an toàn tại xã An Hải, mô hình nuôi heo thịt từ 600 – 2.000 con/trại tại xã Phước Vinh...
Một trong những mô hình được bà con nông dân trên địa bàn áp dụng rộng rãi và thành công nhất hiện  nay là mô hình trồng lúa  “Một phải năm giảm”. Mô hình này đã lan rộng ra trên diện tích 3.437ha. Mô hình cho năng suất bình quân đạt 76 tạ/ha (cá biệt có một số hộ đạt từ 80 – 90 tạ/ha), lợi nhuận so với sản xuất cũ là 7,3 triệu đồng/ha...

Nông dân tích cực tham gia NTM
Theo ông Đức, huyện xác định người dân là chủ thể, nòng cốt trong xây dựng NTM. Các cấp hội, đoàn thể vào cuộc quyết liệt vận động nhân dân đóng góp xây dựng NTM.
Ông Đặng Văn Bình – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ninh Phước cho biết, thời gian qua, phong trào xây dựng NTM ngày càng thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia phát triển sản xuất, thi đua làm kinh tế để thoát nghèo.  Qua gần 5 năm thực hiện, Hội đã tham gia nạo vét trên 1.415m kênh mương nội đồng, tu sữa 4.200m đường liên thôn; bê tông hóa đường nội đồng 1.350m.
Theo ông Đức, đến nay, hạ tầng cơ sở, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi… tại Ninh Phước được đầu tư xây dựng đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương... Đặc biệt, các làng nghề truyền thống, như gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân) đã được quan tâm đầu tư, nhờ đó đời sống của người dân tham gia các làng nghề này từng bước ổn định...
Tuy là huyện còn khó khăn, kinh phí còn hạn chế nhưng với nhiều cách làm hay, hiệu quả, Ninh Phước đã tạo nên bước đột phá trong xây dựng NTM. Đặc biệt, gần 5 năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động, huyện đã huy động trên 232,2 tỷ đồng để đầu tư xây dựng NTM.
Hiện nay, huyện đã có 3 xã (Phước Thái, Phước Sơn, Phước Thuận) về đích NTM, các tiêu chí tại các xã còn lại đã được nâng lên đáng kể, bình quân mỗi xã đạt 14,7 tiêu chí, tăng 9,7 tiêu chí so với năm 2011; thu nhập bình quân đầu người cả huyện đạt 24,1 triệu đồng/người/năm. Mục tiêu của Ninh Phước là phấn đấu đến năm 2018 sẽ tiếp tục đưa thêm 5 xã nữa đạt chuẩn NTM.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317

Hòa Bình: Vị "đắng" mía tím

ÔNG BÙI VĂN CHỦNG, CHỦ TỊCH UBND XÃ YÊN NGHIỆP, HUYỆN LẠC SƠN CHO BIẾT: VỤ MÍA NĂM 2015 - 2016, TOÀN XÃ CÓ GẦN 200 HA MÍA TÍM, CÁC XÃ LÂN CẬN NHƯ: ÂN NGHĨA, TÂN MỸ CÓ KHOẢNG 150 HA. NGOÀI RA, CÁC XÃ ĐA PHÚC, LẠC THỊNH, THỊ TRẤN HÀNG TRẠM, YÊN LẠC (HUYỆN YÊN THỦY) CŨNG CÓ TRÊN 200 HA MÍA TÍM.

    Hòa Bình: Vị "đắng" mía tím
    Buổi sáng, mía tím đổ về chợ mía Yên Nghiệp
    Vụ mía năm 2014 - 2015, mía tím bị mất giá. Cây to, dóng đẹp chỉ bán được 3.000 - 4.000 đồng/cây. Cây vừa, giá 2.000 đồng/cây. Loại mía xấu, trước đây vẫn bán với giá 1.000 - 2.000 đồng/cây, nay chặt bỏ cho trâu bò ăn. 
    Vụ mía năm nay (2015 - 2016) đang thu hoạch rộ, mía năm nay năng xuất cao, cây đẹp, ngọt đậm. Nhưng, lại mất giá hơn vụ trước. Tại "chợ mía" ở ngã ba đường Hồ Chí Minh: Vụ Bản - Hàng Trạm - Cúc Phương, giá một cây mía to, đẹp chỉ bán được 3.000 - 3.500 đồng, cây bình thường giá 2.000 - 2.500 đồng/cây.
    Mía tím, đầu vào ha, đầu ra từng bó
    Vụ mía năm 2013 - 2014 trở về trước, một cây mía tím có giá 7.000 - 8.000 đồng, loại trung bình cũng bán được 4.000 - 5.000 đồng/cây. Vào cuối tháng 9, đầu tháng 10, khách hàng từ Hà Nội, Nho Quan, Hải Phòng lên đặt "cọc" cả ha mía. Buổi sáng ô tô đậu tràn hai bên đường "đón" mía. Thực tế, với giá trên, 1ha mía tím, trừ chi phí, người nông dân thu lãi từ 100 - 150 triệu đồng. Vì vậy, xã Yên Nghiệp và các xã khác đã đưa cây mía trở thành cây chủ lực trong cơ cấu kinh tế và là cây mũi nhọn trong giảm nghèo, làm giàu. 
    Hai năm nay, cây mía tím bị mất giá, người nông dân đã cảm nhận được vị "đắng" của mía tím. Tuy nhiên, mất giá nhưng nếu chăm sóc tốt, tiêu thụ được hết thì 1ha cũng cho lãi 20 - 30 triệu đồng. Tiếc rằng, ở vùng đất mía tím này lại đang lâm vào cảnh "trăm người bán, một người mua".
    Một người mua, mấy chục người bán vây quanh
    Các xã Phú Cường, Phú Vinh, Trung Hòa, Phong Phú (Tân Lạc) và xã Thu Phong, Nam Phong, Dũng Phong (Cao Phong) nằm trên quốc lộ 6, thị trường rộng, thuận tiện cho việc tiêu thụ mía tím, nhưng cũng bí tắc "đầu ra", giá bị rớt mạnh. Thay cho việc bán trọn vườn, khách mua cả xe ô tô, nay người trồng mía phải bán từng bó 10 cây, 5 cây/bó, thậm chí bán lẻ từng cây. Không ít chủ vườn mía phải tiện cây mía ra thành từng dóng, bó lại để bán.
    Bác Bùi Văn Trọng, xóm Lũy, xã Phong Phú (Tân Lạc) phải dựng lều, làm sạp ngay bên quốc lộ 6, ăn, ngủ tại lều để bán mía. Ông Trọng than phiền: Trồng cả ha mía, trên dưới 40 vạn cây mà bán từng bó, từng cây thì bao giờ hết vườn mía. Trước thu tiền cục, nay nhặt từng đồng. Chỉ tay vào dãy lều, sạp mía bên đường, ông Trọng thở dài, nói: Anh xem, mía cả dãy như thế mà có mấy người mua đâu.
    Vùng mía tím Phú Vinh , Phú Cường (Tân Lạc) phải bán lẻ từng bó bó mía
    Đi, đến các địa phương trồng nhiều mía tím như Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, tiếp xúc với người nông dân trồng mía tím có thể nói, trồng mía tím không lỗ, nhưng không lãi nhiều như trước đây. Gọi là "lấy công làm lãi". 
    Một thực tế đã bộc lộ rõ, đó là: Mía tìm ở Hòa Bình, cung đã vượt xa cầu. Nếu không có quy hoạch, định hướng cụ thể cho cây mía tím sát với nhu cầu của thị trường, thì cây mía tím bị mất giá, khó tiêu thụ sẽ còn tiếp diễn.

    NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
    NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
    Gọi cho chúng tôi 0902233317

    Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

    Trang trại mạnh dạn tái đàn phục vụ Tết, mong kiếm trăm triệu

    Nhiều đợt sụt giá, dịch bệnh trong năm đã làm nhiều nông trại lao đao, treo chuồng. Nhưng thời điểm này, người chăn nuôi ở miền Trung vẫn mạnh dạn tái đàn để phục vụ thị trường tết, với hy vọng... lấy lại những gì đã mất.

     
       
    Chú trọng giống bản địa
    Ông Trần Công Hân (ở xã Hòa Tân Đông, huyện Đông Hòa, Phú Yên) chỉ vào trại gà của gia đình bảo: “Tôi vừa thả trên 1.500 gà con, chuẩn bị thả tiếp 1.500 con nữa. Giá gà ta lúc này 15.000 đồng/con giống, tôi đã đổ vào đây 50 triệu tiền giống! Năm nay ít dịch bệnh nên tôi cũng mạnh dạn tái đàn. Nếu không có gì bất trắc thì tết này cũng kiếm lãi cỡ một trăm triệu đồng…”.
    trang trai manh dan tai dan phuc vu tet, mong kiem tram trieu hinh anh 1
    Gia trại gà, vịt của ông Nguyễn Tấn Lang ở Đông Hòa (Phú Yên). Ảnh: Hùng Phiên
    Theo ông Nguyễn Tấn Lang - chủ gia trại trứng và giống ở thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa, nông dân khu vực Nam Trung Bộ đang hướng mạnh sang nuôi các loại gia cầm với giống bản địa. Bởi thị trường nội địa đang chuộng sử dụng các loại thịt vịt cỏ, gà thả vườn.
    Vào vụ nuôi phục vụ tết, gia trại của ông liên tục cung ứng khoảng 3.000 gà, vịt con cho thị trường. “Thị trường tết luôn chuộng gà ta cho việc thờ cúng, ăn uống. Xu hướng chăn nuôi các giống gà thả vườn, vịt cỏ đang tăng mạnh mấy năm nay. Bởi các giống này dễ nuôi, chi phí thấp, thịt ngon nên thị trường trong, ngoài nước đều chuộng bền” - ông Lang nói.  
    Thống kê của Sở NNPTNT Phú Yên, so với 5 năm trước, tổng đàn gia cầm của tỉnh đang tăng (gà 1,8 triệu con, tăng 8,8%; vịt 1,3 triệu con, tăng 7,9%), tuy nhiên tổng đàn gia súc sụt giảm (heo 111.800 con, giảm 12,3%; bò 176.900 con, giảm 6,7%). Riêng đàn gia cầm đang phát triển theo hướng tăng tỷ lệ giống đặc sản địa phương (gà ta, vịt cỏ). Khó khăn lớn nhất là hệ thống tiêu thụ sản phẩm chưa được hình thành, giá cả sản phẩm chăn nuôi chủ yếu do thương lái quyết định...      
    “Mong sao không mắc dịch”
    " Kinh nghiệm nhiều năm cho thấy, nhu cầu thị trường cuối năm sẽ tăng mạnh nên giá heo sẽ ổn định. Chăn nuôi cho vụ tết luôn cầm khá chắc lợi nhuận”.
    Chủ trang trại Trần Văn Nam (thị xã An Nhơn, Bình Định)

    Tại Bình Định - địa phương chăn nuôi gia súc lớn ở miền Trung, dù gặp nhiều biến động về giá cả và thị trường nhưng nông dân vẫn chú trọng đầu tư tái đàn phục vụ thị trường tết.
    Chủ trang trại Nguyễn Văn Nam (ở xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn) cho hay, giá heo hơi vừa bị giảm sâu do ảnh hưởng của việc một số trang trại phía Nam dùng chất tạo nạc trong chăn nuôi. Hiện giá heo đã bắt đầu hồi phục, người chăn nuôi đã “le lói” thấy lãi. Lúc này, giá heo hơi ở mức 42.000 - 45.000 đồng/kg (tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/kg so 2 tháng trước), người nuôi heo có lãi từ 500.000 - 700.000 đồng/tạ.
    Bên cạnh đó, một số loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn heo đang được kiểm soát tốt, đã góp phần làm người nuôi vững tin làm vụ tết. Bản thân ông Nam cùng một số trang trại trong vùng đều đang sẵn sàng từ 300 heo thịt và 3.000 gia cầm trở lên/trang trại cho mùa tết. Dự đoán, giá mùa tết sẽ không đến nỗi nào!
    Thế nhưng theo ông Nam, nghề chăn nuôi vẫn lo ngại nhất là vấn nạn dịch bệnh. Nhất là thả giống cho mùa tết luôn phải vượt qua tình hình mưa lạnh cuối năm, là giai đoạn gia súc, gia cầm dễ bị thất thoát do các loại dịch bệnh.
    Khuyến cáo của Sở NNPTNT Bình Định và Phú Yên, tình hình dịch bệnh chăn nuôi nuôi đang được khống chế nhưng vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, nhất là dịp thời tiết chuyển mùa mưa, đàn vật nuôi giảm sức đề kháng. Người chăn nuôi cần đề phòng nguy cơ tái phát dịch trong những tháng cuối năm, nhằm đảm bảo lợi nhuận sản xuất.



    NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
    NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
    Gọi cho chúng tôi 0902233317


    Ngành sản xuất lúa gạo ở Đông Nam Á lao đao vì El Nino

    Nhiều diện tích lúa không thể phát triển do hạn hán. (Ảnh: Đỗ Bình/TTXVN)

    Các nước Đông Nam Á đang phải “oằn mình” gánh chịu ảnh hưởng từ hiện tượng thời tiết El Nino. 

    Mới đây, Cục Thủy lợi Thái Lan yêu cầu 22 tỉnh trong lưu vực sông Chao Phraya ngưng cấp nước cho các vùng trồng lúa trái vụ nhằm giảm thiểu tác động của hạn hán nghiêm trọng tại nước này. 

    Trước đó, Tạp chí Time cho biết đợt hạn hán tại Thái Lan là “tồi tệ nhất trong nhiều thập niên.” Ít nhất 7 tỉnh bị ảnh hưởng và việc phân phối nước đang diễn ra tại 1/3 khu vực của nước này. 

    Nông dân Thái Lan thường bắt đầu vụ lúa mới tháng Sáu hoặc tháng Bảy hàng năm nhưng do tình trạng thiếu nước nghiêm trọng năm nay, Bộ Nông nghiệp nước này đã yêu cầu nông dân hoãn vụ lúa đến tháng Tám.

    Việc chậm trễ này, theo ước tính của Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan, có thể khiến nông dân ở miền Trung nước này thiệt hại 1,8 tỷ USD và phải đối mặt với các khoản nợ lớn. 

    Đối với quốc gia láng giềng Indonesia, sau thời gian hạn hán kéo dài do El Nino, thời gian gần đây, nhiều khu vực ở đảo quốc này cũng phải hứng chịu những đợt mưa lớn gây lũ lụt, cuốn trôi nhiều nhà cửa và gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp. 

    Tại Philippines, Cơ quan Kinh tế và Phát triển quốc gia (NEDA) mới trình lên Tổng thống Benigno Aquino đề xuất nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo trong quý đầu tiên của năm 2016, tăng gấp ba lần khối lượng trong chương trình cũ, để đảm bảo đủ nguồn cung và giữ giá ổn định trong bối cảnh hạn hán kéo dài do hiện tượng thời tiết El Nino. 

    Ông Balisacan còn cho biết thêm rằng Manila có thể sẽ phải phân bổ tới 19,2 tỷ peso (hơn 416 triệu USD) cho các chương trình/dự án có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của El Nino. 

    Còn tại Việt Nam, mới đây trang tin điện tử Kinh tế và Dự báo thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra nhận định thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ khởi sắc trong quý 1/2016 do nhu cầu nhập khẩu của một số nước châu Á tăng mạnh. Hiện tượng El Nino làm giảm đáng kể sản lượng lúa gạo ở Malaysia, Philippines và Thái Lan. 

    Tuy nhiên, ngày 29/12, trong cuộc trao đổi với BBC, ông Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ, không cho là gạo Việt Nam có thể hưởng lợi, tăng hạng trong danh sách các nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới trong bối cảnh Thái Lan - cường quốc xuất khẩu gạo - bị hạn hán. 

    Viện dẫn lý do cho nhận định này, ông Lê Anh Tuấn cho biết đồng bằng sông Cửu Long cũng đang trong tình trạng khô hạn và 1/3 diện tích khu vực bị nhiễm mặn cao nên sản lượng, năng suất lúa giảm đáng kể. 

    Ngành nông nghiệp chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng theo khảo sát của Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, nông dân đang bị mất 30-40% sản lượng lúa. Riêng tại những vùng bị nhiễm mặn xâm nhập sâu và kéo dài đến 4%, sản lượng lúa có thể giảm 50%. 

    El Nino là hiện tượng thời tiết đặc biệt với sự xuất hiện của dòng hải lưu nóng bất thường trên Thái Bình Dương. Các dòng hải lưu nóng thường bị gió Đông chặn lại ở Tây Thái Bình Dương, đẩy xuống khu vực Indonesia và Australia. 

    El Nino xảy ra theo chu kỳ từ 2 đến 7 năm, với cường độ khác nhau, khiến nhiệt độ nước ở Tây Thái Bình Dương có thể tăng lên tới 4 độ C so với bình thường./.




    NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
    NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
    Gọi cho chúng tôi 0902233317

    Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

    Nông sản sạch, an toàn ở Việt Nam trở nên rất hiếm

    THEO TS TRẦN BÁ TRUNG, VIỆT NAM LÀ QUỐC GIA NÔNG NGHIỆP NHƯNG THỰC TẾ SẢN XUẤT CHỈ CHẠY THEO SỐ LƯỢNG MÀ KHÔNG CHÚ TRỌNG CHẤT LƯỢNG. HIỆN NAY, SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP SẠCH, THỰC SỰ AN TOÀN Ở VIỆT NAM RẤT HIẾM. ĐÂY LÀ THÁCH THỨC LỚN CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.

    Tại hội thảo “Hội nhập và quản trị nông nghiệp: vấn đề và giải pháp” diễn ra chiều 26/12 tại Tây Ninh, TS Lê Văn Bảnh – Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối cho biết, trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, nền nông nghiệp đứng trước nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu,… nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức. Đó là năng lực cạnh tranh; khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu quy tắc về xuất xứ do xuất phát từ nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất manh mún và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu; thiếu vốn và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật thông minh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và kiểm soát dịch bệnh…
    Một vườn rau tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) (ảnh minh họa: Ngọc Hà)
    Một vườn rau tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) (ảnh minh họa: Ngọc Hà)
    TS Trần Bá Trung – Phó Chủ tịch Thường trực Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, Việt Nam có một số sản phẩm chiếm lượng lớn trên thị trường quốc tế song lại không có thương hiệu quốc gia, không có giá cả hợp lý.
    Hiện nay vấn đề an toàn sản phẩm còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Sự thiếu kiểm soát và mất khả năng kiểm soát đối với an toàn sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam là rất đậm nét. Tất cả các công đoạn của quá trình tạo ra sản phẩm đến khi sản phẩm đến với người sử dụng đều thiếu trách nhiệm với cộng đồng,
    “Sản phẩm sạch, thực sự an toàn ở Việt Nam hiện nay trở nên rất hiếm. Dường như điều này đang trầm trọng thêm, ngược lại với chủ trương nhà nước. Ngoài ra, nhãn mác, thương hiệu, chứng nhận, định vị xuất xứ hàng hóa còn ở mức thấp”, ông Trung nói.
    Theo ông Trung, Việt Nam hiện là quốc gia có năng suất lao động nông nghiệp ở nhóm thấp nhất khu vực. Tài nguyên thiên nhiên như đất, nước đang bị sử dụng lãng phí, sử dụng nhiều phương pháp canh tác dẫn đến cạn kiệt nguồn nước và cằn cỗi hóa ruộng đất. Lãng phí và sử dụng quá thừa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, thuốc bảo quản. Hủy bỏ cây trồng, vật nuôi do giống kém, thời tiết, thiên tai, bệnh tật, thị trường tiêu thụ.
    Đồng quan điểm, TS Ngô Văn Nhơn – Viện trưởng Viện kiểm định và phát triển chất lượng cho biết, rào cản chính cần vượt qua khi hội nhập kinh tế toàn cầu là rào cản phi thuế quan hay quy tắc thống nhất các tiêu chuẩn. Không chỉ có những mặt hàng rau, quả mà tôm, cá và nhiều nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng đang chịu áp lực từ “hàng rào kỹ thuật” đầy khắc nghiệt.
    Theo ông, hàng rào kỹ thuật trong nông nghiệp liên quan đến dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, biến đổi gen, canh tác, môi trường, đóng gói, ghi nhãn, chất cấm… Đây chính là rào cản kỹ thuật của những nước lớn đối với nước nhỏ, nước phát triển đối với nước đang phát triển. Đây là quy luật tất yếu cần đối diện và đưa ra giải pháp.
    Ông Nhơn dẫn chứng: “Việt Nam nằm trong số những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Nhưng số lượng thì có mà chất lượng thì không. Việt Nam vẫn thua Thái Lan về giá trị hàm lượng chất xám trong hạt gạo. Chúng ta cần phải thay đổi tư duy làm gạo tăng về chất lượng. Hiện nay chúng ta đang xuất khẩu dưới dạng gạo thô, giá trị rất thấp. Các loại gạo Việt Nam cùng chất lượng với Thái Lan thường thấp hơn từ 7 – 20 USD/tấn. Việc tăng chất lượng và giá trị hạt gạo là vấn đề cấp bách hiện nay”, TS Nhơn nói.
    Hay như muốn xuất gạo vào thị trường Nhật Bản phải xem xét trên 600 chỉ tiêu, nhưng hầu hết các chỉ tiêu này doanh nghiệp phải đưa nước ngoài kiểm định, mất thời gian và chi phí cao. “Cũng vì không kiểm định trước nên năm 2014, một doanh nghiệp đã bị lỗ 4 tỷ đồng do hàng bị trả về do không đạt các chỉ tiêu FDA của Mỹ đưa ra”, ông Nhơn nói.
    TS Nhơn nhấn mạnh, cần có sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế thì mới có thể mở rộng thị trường. Trước đây, thanh long muốn xâm nhập thị trường Mỹ thì phải đảm bảo tiêu chuẩn GlobaGap. “Hiện nay nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap nhưng đây chỉ là bước “chạy đà” vào GlobalGap để hội nhập với thị trường thế giới. Không nên thỏa mãn khi đạt tiêu chuẩn này và đừng nhầm lẫn VietGap là tiêu chuẩn quốc tế”, ông Nhơn nhấn mạnh.
    Ông Nhơn kiến nghị Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ việc áp dụng các tiêu chuẩn, an toàn chất lượng trong nông lâm ngư nghiệp. Nhưng điều băn khoăn của địa phương và doanh nghiệp là làm sao chính sách phải đi vào cuộc sống. Hiện nay nhiều chủ trương chính sách được ban hành nhưng không thể thực hiện.
    Ngoài ra, đi đôi với việc hỗ trợ nông dân áp dụng các tiêu chuẩn an toàn chất lượng trong sản xuất thì việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm an toàn do người nông dân làm ra là cấp thiết nhất hiện nay.

    NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
    NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

    Gọi cho chúng tôi 0902233317


    Trồng quất “tạo dáng” kiếm tiền triệu xài Tết




    HƠN 1 THÁNG NỮA MỚI ĐẾN TẾT NGUYÊN ĐÁN NHƯNG LÀNG HOA, CÂY KIỂNG CHỢ LÁCH (BẾN TRE) ĐÃ TẤT BẬT “TẠO DÁNG” CHO TẮC (QUẤT) ĐỂ PHỤC VỤ THỊ TRƯỜNG. TỪ NHỮNG CÂY QUẤT BÌNH THƯỜNG, CÁC NGHỆ NHÂN TẠO THÀNH HÌNH CON THÚ, CÂY THÔNG… RẤT ĐỘC ĐÁO KIẾM TIỀN TRIỆU TRONG DỊP TẾT.

    Ông Đặng Văn Tư, ngụ xã Hưng Khánh Trung B (Chợ Lách, Bến Tre) trồng 700 chậu quất chuẩn bị bán Tết. Trong đó, ông đang chăm chút tạo dáng 20 chậu thành hình con rồng rất độc đáo.
    Ông Tư cho biết: “Để có cây quất bán Tết thì phải chuẩn bị từ đầu năm, sau khi chăm sóc đến tháng 6 (âm lịch) sẽ xử lý cho ra hoa, kết quả làm sao cho quả vừa chín vàng ngay dịp Tết mới đẹp”.
    Những ngày này, ông Tư thuê nhân công tạo dáng thành hình con rồng dự kiến tung ra thị trường ngay Tết Nguyên đán Bính Thân với giá khoảng 1,5 triệu đồng/chậu.

    Nghệ nhân đang chăm sóc quất chuẩn bị bán Tết
    Nghệ nhân đang chăm sóc quất chuẩn bị bán Tết
    Theo ông Tư, hiện tại ông chỉ mới xử lý phần thân đến khi gần Tết sẽ làm xong phần đuôi, đầu để có được hình con rồng uốn éo và lộ quả ra bên ngoài. Trước đây, người dân chỉ trồng quất bình thường để bán Tết nhưng mấy năm gần đây các nghệ nhân ở làng nghề sáng tạo ra nhiều hình dáng độc, lạ phục vụ người tiêu dùng.

    Quất hình cây thông được rao bán với giá bán 1,5 triệu đồng/chậu
    Quất hình cây thông được rao bán với giá bán 1,5 triệu đồng/chậu
    Một số hộ dân còn làm hình con thú, cây thông, búp sen theo yêu cầu của khách hàng. Ông Nguyễn Văn Hùng, ngụ xã Vĩnh Thành (Chợ Lách, Bến Tre) trồng hơn 1.000 chậu quất và đang tạo dáng hơn chục chậu hình cây thông, còn lại là những cây quất đang ra quả được chăm sóc cẩn thận chuẩn bị bán Tết.

    Nghệ nhân Đặng Văn Tư đang biến cây quất thành hình con rồng
    Nghệ nhân Đặng Văn Tư đang biến cây quất thành hình con rồng
    Ông Hùng cho biết: “Thông thường gần Tết sẽ làm theo nhu cầu của khách hàng, nghệ nhân sẽ ghép những chậu quất đang ra quả lại với nhau để có hình theo ý muốn như: cây thông, tháp, búp sen, con vật…”. Bình thường giá mỗi chậu quất khoảng vài chục ngàn mỗi chậu nhưng khi ghép nhiều chậu lại với nhau thành hình dáng độc đáo giá trị có thể lên đến tiền triệu.

    
Những chậu quất tạo dáng thành hình con thú có giá bán khá cao trong dịp Tết
    Những chậu quất tạo dáng thành hình con thú có giá bán khá cao trong dịp Tết
    Vùng đất Chợ Lách được xem là “vương quốc” hoa, cây kiểng khi mỗi năm sản xuất hàng triệu sản phẩm cung ứng cho thị trường các tỉnh Nam Bộ.
    Ông Lê Văn Đơn, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách cho biết: “Toàn huyện có khoảng 250 ha với 5.000 hộ sản xuất hoa, cây kiểng như: kiểng hình thú, mai vàng, bonsai, hoa kiểng… Trung bình mỗi năm sản xuất ra khoảng 10 triệu sản phẩm, trong đó khoảng 70% phục vụ thị trường Tết Nguyên đán”.


    NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
    NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

    Gọi cho chúng tôi 0902233317

     
    Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons