Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Những tỷ phú ở làng buôn cau số 1 Việt Nam

Mỗi nghề mỗi nghiệp, những người buôn bán ở đất cau (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) gặp dịp trở thành đại gia kiếm tiền tỷ sau mỗi vụ cau.
Những thăng trầm và cơ duyên với quả cau đã khiến họ đổi đời. Mỗi vụ cau kéo dài từ tháng 8 âm lịch cho đến tháng 4 âm lịch năm sau, dường như đó là thông tục của giới cau. Ở đây, cây cau là cây trồng chính trong vườn mỗi gia đình.
Buồn vui cùng quả cau
Tích trầu cau có từ trong ca dao, tục ngữ, đến các nét văn hóa của các vùng miền, gần đây còn phát hiện dấu tích trong cả các ngôi mộ cổ xưa có niên đại lên đến cả nghìn năm lịch sử. Tọa dưới những tán lá, tôi mới thấy những câu hát thật ý nghĩa: "Hương cau thoang thoảng tình quê/ ai qua nơi ấy sẽ mê không về/ em têm cánh phượng họ trai/ em về bên họ gái/ miếng trầu thơm thắm đượm tình em…".
Miếng trầu bà cụ 80 tuổi nhai tóp tép mới thấy ngon làm sao, bà nhai lúc buồn lúc vui, ngày đông giá rét. Nhai trầu còn là một cách nhuộm răng tự nhiên giữ cho răng chắc chắn không bao giờ bị sâu và nhức răng, một màu đen bóng. Mỗi ngày vài ba miếng thành quen, những thói quen dường như không bao giờ mất đi như một nét văn hóa từ bao đời nay ở nơi đây.
"Miếng trầu là đầu câu chuyện", buồng cau không thể vắng mặt trong ngày cưới. Buồng cau ấy phải là buồng cau có lượng quả vừa đủ gần trăm quả, sọ quả phải to tròn, xanh và còn non, râu tóc phải đẹp. Bên cạnh đó còn phải có cơi trầu têm cánh phượng dùng để mời khách trong ngày vui. Quả cau lá trầu không thể thiếu vào những ngày tuần rằm, lễ tết đặt lên thắp hương ông bà tổ tiên.
Cuộc sống của người dân nơi đây rất đượm đà bình dị, họ thường quét sân nhà vào mỗi buổi sáng sớm, tiếng chổi mỗi buổi sáng loẹt quẹt khi con gà trống vừa rứt tiếng gáy. Mỗi gia đình đều tự làm cho mình những chiếc chổi từ tầu cau già khi đã vàng úa rồi rơi xuống. Họ tước phần lá như màng chân vịt đi còn để lại phần cọng lá sau đó phơi khô, đủ được 7 - 8 cọng là buộc thành một cái giễ, cái giễ tránh để bị ướt thì có thể sử dụng để quét được đến hai tháng.
Cái quạt mo được làm từ phần mo bảo vệ chiếc bẹ cau khi đã tách khỏi cây, được gấp đôi và đè ép xuống đem phơi nắng khi khô thì cắt thành hai mảnh; một chiếc mo có thể làm được hai cái quạt mo. Ít ai biết tích "cái quạt mo của thằng bờm" ở đây mà ra.
"Cau già bằng bà lim", ý nói độ chắc độ bền và dẻo dai của thân cây khi cây cao đã lên lão làng. Có cây sống đến 60 năm vẫn cho quả đẹp. Sau những năm tháng dãi dầu mưa nắng, khi đã đạt đến viên mãn phần thân cau già được sử dụng làm giát giường, cây hoành, cây rui mái nhà hay những vật dụng khác... "Được mùa lúa úa mùa cau, được mùa cau đau mùa lúa", ở đây họ ví cây cau như cây lương thực không thể thiếu trong đời sống, đó là sự sống của họ.
Những năm được mùa thì cau rẻ, mất mùa thì cau mới đắt. Được mùa thì họ vui, nhưng khi cau rẻ chỉ từ 1-2 nghìn đồng/kg, họ tiếc không bán, cứ để vậy rồi buồn rầu nhìn những buồng cau vàng như bông lúa cứ từng ngày từng giờ trút quả xuống kín gốc... Họ luôn nhắn nhủ rằng, người không phụ cau thì cau cũng không phụ người, năm đắt cũng như năm rẻ, họ luôn chăm sóc cho cây cau của mình như con đẻ. Vì thế mà cây cau luôn đứng vững vàng để cuối cùng những quả cau ngon đẹp được đưa đi khắp nơi.
Kiếm tiền tỷ từ nghề buôn cau
Trò chuyện với anh Đỗ Văn Nhủ (xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên), một trong những người kiếm được tiền tỷ từ vụ cau vừa qua, tôi như được hạnh phúc lây với thành quả mà anh đạt được. Anh kể, anh vào nghề cau từ khi còn rất trẻ. Bây giờ, anh đã ngoài 40 tuổi, nhưng chưa thấy lần nào cau đắt như năm vừa qua. Theo chu kỳ ba năm nhuận thì có một lần cau đắt. Bắt đầu từ năm 1993, 2004 và 2014. Do nhiều yếu tố để diễn ra những mùa cau đắt đỏ này. Vụ cau vừa qua, anh bỏ ra hơn 200 triệu đồng, lãi cũng được non một tỷ.
Anh cười nói: "Được là được vậy, chứ gần chục năm nay chỉ làm đủ ăn chứ có tý lãi nào đâu, giờ được năm đắt đỏ, kiếm lại lời của mấy năm trước. Làm nghề không theo nghề thì biết làm gì bây giờ".
buôn cau, thương lái, thu mua, cau non, Thủy Nguyên, Hải Phòng, đất cảng, buôn-cau, thương-lái, thu-mua, cau-non, Thủy-Nguyên, Hải-Phòng, đất-cảng,
Anh Nhủ bên đống cau vừa thu mua.
Có lần cau lên giá, anh bán một buồng cau được hơn 6 triệu đồng. Như năm vừa qua, theo anh phán đoán, do thời tiết khắc nghiệt, mưa nhiều khiến cau không đậu quả, trong khi nhu cầu cau sấy để xuất sang Trung Quốc tăng mạnh, khiến thương lái mua vét hết lớp cau đầu đi để bán, tránh tình trạng mưa nhiều lại rụng hết, nên không thu được lãi lời gì từ mấy năm trước. Lúc lớp cau đầu hết thì cũng là lúc đầu đông, nhu cầu trong nước tăng mạnh. Do quả cau tính ấm, các tỉnh miền Bắc ăn cau nhiều, cộng thêm mùa cưới nên cau đắt lên theo.
Gần về cuối năm, nhu cầu càng tăng mạnh. Vào mùa này, cau đẹp bán cũng phải tầm 30 nghìn đồng/quả, nếu đến tay người tiêu dùng phải 50-60 ngàn đồng/quả. Cau đắt cháy chợ vào những ngày tết, từ tháng mười âm lịch cho đến hết tháng ba là mùa của lễ hội, thắp hương cúng bái nhiều. Mỗi xe cau có thể mang về 40 đến 60 triệu đồng. Nếu không mua vườn thì lúc đó lấy đâu ra cau mà bán, nên người dân nơi đây có câu "mua vàng còn dễ tìm hơn mua cau".
Anh Nhủ cho biết thêm, khi hình thành cái gọi là mua vườn hay mua cau bóc mầu (tức là mua cau theo sự thỏa thuận của hai bên giữa người mua và người bán lên giá với số lượng cau trong vườn của họ) thì kèo mua này được tính từ thời điểm mua đến hết tháng tư âm lịch. Trong thời gian ấy, chủ nhà phải có trách nhiệm trông coi cho người mua, không được bán cho người thứ hai. Cau được đắt đỏ thì phải cho thêm, nếu cau rụng quá nhiều thì người bán phải bớt cho người mua một ít. Đa phần người dân chọn cách bán vườn chứ không bán lẻ từng đợt, tiền thu về một mối làm được nhiều việc khác.
Nếu mua vườn thì mình có lãi hơn nhiều so với mua lẻ. Anh Nhủ tâm sự: Lúc gần tết, cau đắt quá có nhà cũng xé cau của mình đi bán, khi hỏi đến thì họ bảo mất trộm, thôi thì mình cũng cứ ngậm đắng cho là vậy, còn cứ tranh luận là thiệt mình đủ đằng! Nói về mấy năm trước, cau rẻ, thương lái Trung Quốc không ăn, nhu cầu trong nước không hết, cau để đỏ vứt đi hàng tấn, có buồng hàng chục cân.
Anh Nhủ cho hay: Làm nghề gì ăn nghề ấy thôi, mình trung thành với quả cau thì cơ duyên ấy sẽ cho cơ hội phất lên. Vừa rồi, tôi cũng mua được mấy vườn rồi, khả năng năm nay cau lại đắt, bởi lẽ đầu mùa cau đã có giá 15 nghìn/kg, trong khi đó, năm ngoái có 2 ngàn đồng/kg. Cách chọn cau đẹp và được giá nhất phải là cau mã Hòn Gai xanh mã mây, trong khi đó, mã cau Hà Nội xanh nõn chuối: nhất tóc, nhì cành, thứ ba là mã, thứ tư là quả. Kinh nghiệm trên đã theo anh hơn hai chục năm qua. Với số lời kiếm được từ việc buôn cau vụ vừa rồi, năm nay anh Nhủ đã có một số tiền lớn để xây ngôi nhà mới.
Chia tay anh Nhủ, tôi lên gặp ông Đức, biệt hiệu "Đức coi". Ông là chủ chợ cau. Ông chia sẻ, ông cũng từng buôn cau, nhưng khi thấy được tiềm năng của quả cau với diện tích ngày càng được mở rộng trồng khắp nơi, nên ông đã xin cấp phép xây chợ để phục vụ cho anh em cùng nghề ở xa gần có chỗ mua bán, tránh tình trạng ép giá, dọa nạt. Kinh phí xây chợ rất tốn kém. May thay, vụ cau vừa qua, ông đã thu lại được số vốn đầu tư.
Với giá 15 nghìn đồng/đầu xe máy mua bán cau ở chợ, có những ngày giáp tết, có đến 500 - 600 chiếc xe máy, chưa kể ôtô, mỗi tối trừ tiền thuế và tiền lương cho 4 người trông xe, ông cũng thu được tiền triệu. Những ngày ấy mặt cau ở chợ có thể lên đến số tiền 4 - 5 tỷ. Thương lái ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Bắc Giang… rồi thương lái ở đây mua buôn vào đến tận Thanh Hóa, Vinh - Nghệ An.
Nghề cau thành nghề "hot"
Dạo quanh mấy xã Gia Minh, Kênh Giang, Cao Nhân, Mỹ Đồng, Quảng Thanh, Chính Mỹ… của huyện Thủy Nguyên, nam giới trong độ tuổi lao động được biết làm rất nhiều nghề: như làm đúc, đi buôn sắt vụn, buôn hoa quả … Thế nhưng, khi đến mùa cau thì đây được lựa chọn là nghề hàng đầu, nghề "hot", cũng bởi từ cuối năm ngoái đến nay, buôn cau nhanh mà lãi lại nhiều.
"Cau ba mo" là tên gọi những người không mua vườn, mà đi mua lẻ. "Ba mo" là cụm từ chỉ ba thứ phụ thuộc và mỏng manh: vốn không to, ngày công không cao, giá cau lên xuống phụ thuộc vào chủ thu mua. Khi được báo tin qua điện thoại là cân cau sấy, ngày hôm sau chủ thu mua cau có ngay một đội quân khoảng 20 người. Nhóm người này được cấp 1 triệu đồng/ngày, và họ phải chuẩn bị cho mình một xe thồ hàng chịu được từ 1-2 tạ, một con dao nhỏ, một cái tròng để trèo cau, một đôi cọc sắt để xiên cau vào đó. Giá cau đã được chủ cau bao trước, nếu mua được rẻ bao nhiêu là người đó được lãi nhiều. Trung bình một đội như vậy, chủ cau thu mua được khoảng 1,5 tấn cau mỗi ngày, ăn chênh lệch từ 1 đến 2 giá. Với số lượng đó, chủ thu mua có thể lãi từ 2-4 triệu đồng/ngày.
Bắt chuyện được với anh Nhật, một người trong đoàn người đi "ba mo". Anh cho biết, nếu may mắn và khéo ăn nói, mỗi ngày anh cũng mua được hơn tạ cau, trung bình lãi được một nửa số lượng ấy, tương đương khoảng 500-700 nghìn đồng. May hơn nữa là được đến 1 triệu đồng/ngày, thế là tối về có thể trả tiền vốn lại cho chủ. Nói là vậy, nhưng cũng có ngày chỉ được 20 - 30kg chỉ đủ tiền xăng và tiền ăn đi đường. Đi xa lắm, toàn phải đi vào sâu tận trong Quảng Ninh, chứ quanh đây người ta biết giá nên rất khó mua.
Vườn cau đắt nhất
Nghe các đại gia đất cau thổi tai nhau có một vườn cau trị giá cả trăm triệu đồng, được coi là vườn cau đắt nhất đất cau. Tìm theo chỉ dẫn, tôi tìm đến nhà ông Lê Văn Hiên (56 tuổi, ở thôn Đá Bạc, xã Gia Minh, huyện Thủy Nguyên). Trị giá vườn cau năm nay của ông bán được với giá 260 triệu đồng, đắt nhất từ trước tới nay; khuôn mặt ông nở nụ cười mãn nguyện.
buôn cau, thương lái, thu mua, cau non, Thủy Nguyên, Hải Phòng, đất cảng, buôn-cau, thương-lái, thu-mua, cau-non, Thủy-Nguyên, Hải-Phòng, đất-cảng,
Ông Hiên bên vườn cau "vàng" của mình.
Ông kể, diện tích vườn và ao của ông thầu đến gần 3 mẫu, một phần ba là ao, còn lại là vườn. Vườn của ông trồng đến 3/4 là cau. Cây cao đến hơn chục mét, cây non mới được hơn một mét. Cây cao tuổi nhất lên đến gần hai mươi năm, còn những cây non là mới ươm thêm để thế vào những cây bị hỏng. Cả thảy số lượng gốc cau của ông lên đến cả ngàn cây, trong số đó chỉ có già nửa là đã có quả.
Kể từ năm 2003, vườn của ông mới bói vụ đầu tiên bán được gần chục triệu, năm hai bán được 15 triệu đồng, mỗi năm số lượng cây ra nhiều hơn và sai quả hơn. Qua từng ấy năm, giá cau cứ mỗi năm tăng thêm được một ít, như năm vừa qua, ông bán với giá 145 triệu.
Cau đắt người mua được lãi to nên các nhà vườn hô nhau bán với giá cao gấp vài lần năm trước nhưng vẫn có người mua, có khi không mua nhanh là người khác mua mất. Các nhà buôn không ngần ngại bỏ ra một số tiền lớn vì họ có suy nghĩ rằng năm vừa qua, họ đã lãi với số tiền lớn nên họ không sợ. Vả lại, nếu không buôn cau thì họ biết làm gì với số tiền lớn ấy.
Nắm được tâm lý trên, nên ông Hiên đã đòi lên đến 350 triệu, nhưng vườn lớn này ít lái "tay to" dám mua, cuối cùng của cuộc ngã giá, ông chỉ bán được 260 triệu, nhưng vẫn đắt hơn năm trước 100 triệu đồng.
Ông chia sẻ thêm: "Điều hơn hẳn ở vườn của tôi ở cái chất cau của vụ chiêm, cau xanh mã mây, tóc đẹp, quả tròn to hình trái đào, có quả cau ăn đến mười hai (bổ một quả cau được mười hai miếng để ăn trầu), chứ không phải vì số lượng cây cau. Thế là tốt quá rồi, mình có cau nhưng mình không buôn cau thì mình bán cho người ta, mình được cấp một số vốn không nhỏ để làm ăn, trong một năm mình cũng lãi bằng người ta rồi. Mà trong khi đó, năm được mùa thì cau rẻ, năm mất mùa thì cau đắt; thôi mình cứ bán cho ăn chắc. Cau là nguồn thu nhập chính trong gia đình".
(Theo Công an nhân dân)


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Sẽ ngừng nuôi gà công nghiệp ở VN?

Sau thời gian dài lỗ triền miên từ con giống đến chăn nuôi thương phẩm, đặc biệt khi thông tin thịt gà công nghiệp của Mỹ được bán tại Việt Nam với giá chỉ 1 USD đã đẩy ngành chăn nuôi gà trắng đến ngưỡng... đóng cửa.
Khảo sát một loạt vùng chăn nuôi gà trắng lớn tại miền Bắc trước đây gồm huyện Chương Mỹ, Ba Vì, Đông Anh (Hà Nội), Phú Bình (Thái Nguyên) đều nhận thấy thực trạng chung là những hộ chăn nuôi gà trắng (không gia công) đều đã bỏ nghề, không những vậy, rất nhiều hộ còn lâm cảnh trắng tay.
Càng cố càng lỗ
Nhiều người chăn nuôi đang rơi vào trạng thái phân vân giữa việc cầm cự duy trì gà trắng hay chuyển sang nuôi gà màu truyền thống nhiều thế mạnh.
Chúng tôi tới tới thăm trang trại của anh Trần Bá Pho ở thôn Thanh Nê, xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ, Hà Nội khi anh chuẩn bị xuất bán lứa gà màu đầu tiên sau hơn 10 năm trời theo đuổi con gà trắng.
chăn nuôi, gà công nghiệp, thịt gà, gà Mỹ, đùi gà, nông dân, bán phá giá, chăn-nuôi, gà-công-nghiệp, thịt-gà, gà-Mỹ, đùi-gà, nông-dân, bán-phá giá,
 Chăn nuôi gà trắng đang trong những ngày tăm tối
Anh Pho tâm sự thật lòng rằng, đến thời điểm này anh gần như không còn gì nữa sau khi cố gắng theo đuổi “đánh bạc” với con gà trắng trong những năm qua.
Theo đó, anh Pho bắt đầu biết đến con gà trắng từ năm 2001, gần như là hộ nuôi gà trắng đầu tiên của xã Thanh Bình, thủ phủ gà trắng của huyện Chương Mỹ.
Thời hoàng kim của anh Pho là khoảng những năm 2002 - 2004 khi mỗi lứa gà 5.000 - 6.000 con anh lãi ngót nghét 100 triệu đồng. Tuy nhiên, bước sang năm 2005 khi cơn bão cúm gia cầm bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam khiến bao nhiêu tích lũy của anh Pho và nhiều hộ chăn nuôi khác ra đi bằng hết.
Những năm tiếp theo, kinh tế gia đình anh Pho hồi phục dần khi giá gà trắng khá ổn định, song lợi nhuận không được cao như trước do sự xuất hiện hình thức chăn nuôi gia công của các DN nước ngoài.
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang khi từ 2012 đến nay, giá thịt gà trắng liên tục lao dốc xuống dưới giá thành mỗi chu kỳ kéo dài cả nửa năm trời. Thi thoảng, giá nhích lên được một chút, nhưng chỉ chưa đầy tháng lại lao xuống như có “bàn tay” can thiệp vô hình nào đó!
Là người có kinh nghiệm nuôi gà trắng nhất nhì xã Thanh Bình nên anh Pho cay cú nghĩ, không lẽ mình lại chịu thua? Vì vậy, trong khi các hộ dân nuôi gà trắng khác lần lượt bỏ chuồng anh Pho lại thuê lại để tiếp tục vào gà trắng với hy vọng theo quy luật giá gà xuống rồi cũng phải lên.
Theo khảo sát của NNVN, tại vùng chăn nuôi gà trắng Đông Anh hiện nay người dân đã gần như chuyển toàn bộ sang nuôi gà siêu trứng Ai Cập; tại huyện Phú Bình (Thái Nguyên) thì 90% chuyển sang nuôi gà ta lai thả vườn.
Còn riêng tại Ba Vì và Chương Mỹ (Hà Nội), hiện chỉ còn những hộ nuôi gia công là duy trì gà trắng còn phần lớn cũng đã chuyển sang nuôi gà màu.
Nhưng từ 2012 đến nay, âm hưởng chủ đạo của giá gà trắng chỉ là xuống, xuống và xuống ngấp nghé ở ngưỡng dưới giá thành 30.000 đồng/kg.
Vậy là bao nhiêu năm gắn bó, theo nghề, tích lũy được bao nhiêu tiền của, kiến thức, kinh nghiệm cuối cùng do thua lỗ triền miên nên đến đầu 2015 anh Pho gần như là hộ dân cuối cùng tại Thanh Nê đầu hàng với con gà trắng.
Hiện tại xã Thanh Bình chỉ sót lại những hộ nuôi gà trắng gia công cho Cty CP hay Jafa còn cầm cự được, nhưng cũng chỉ gọi là lấy công làm lãi, bởi các DN siết chặt lại công tác quản lí cùng các chỉ tiêu FCR (hệ số chuyển hóa thức ăn) nên ngày công giờ rất thấp. Bình quân, mỗi đàn gà 5.000 - 6.000 con sau khi xuất bán nếu giữ được số đầu con và tỉ lệ tiêu tốn thức ăn tốt nhất, cũng chỉ lãi được một vài chục triệu, trong khi chi phí xây dựng chuồng trại ngót nghét gần 1 tỷ đồng.
"Thua thật rồi!"
Nuôi không biết bao nhiêu loại gà từ gà trắng, gà ta đến gà Lương Phượng nhưng đến thời điểm này anh Trần Bá Thăng cũng ở thôn Thanh Nê, xã Thanh Bình phải thốt ra một câu là “nuôi gà trắng thua thật rồi!”.
chăn nuôi, gà công nghiệp, thịt gà, gà Mỹ, đùi gà, nông dân, bán phá giá, chăn-nuôi, gà-công-nghiệp, thịt-gà, gà-Mỹ, đùi-gà, nông-dân, bán-phá giá,
Gà trắng từng một thời hoàng kim.
Sau bao nhiêu năm trời gắn bó, thử nghiệm cuối cùng anh Thăng chọn bến đỗ là con gà J-Dabaco để tiếp tục sự nghiệp. Không chỉ anh Thăng, hiện có tới 20 hộ chuyên chăn nuôi gà trắng ở thôn Thanh Nê cũng cải tạo chuồng trại chuyển hướng sang nuôi gà màu.
Hiện thị trường tiêu thụ chính của thịt gà trắng là chế biến thực phẩm (xúc xích) và bếp ăn công nghiệp. Trong khi lĩnh vực chế biến thực phẩm vì áp lực cạnh tranh về giá nên hầu hết các DN đều có kho lạnh rất lớn để tích trữ thịt gà lúc rẻ hoặc thịt gà NK và chỉ mua một số lượng thịt gà tươi nhất định để phối trộn nhằm hạ giá thành, giá bán. Còn với bếp ăn tập thể, hiện có rất nhiều lựa chọn khác khi thịt gà ta lai so với thịt gà công nghiệp cũng không còn chênh lệch quá lớn.
Anh Thăng đúc kết, nuôi gà trắng có ưu điểm duy nhất là thời gian quay vòng ngắn (nuôi bình quân 40 - 45 ngày là xuất bán). Nhưng nhược điểm của gà trắng chi phí xây chuồng trại rất lớn (bình quân 700 triệu - 1 tỷ đồng/chuồng 5.000 - 6.000 con).
Thứ hai, nuôi gà trắng phải luôn có điện để làm mát (chỉ mất điện vài tiếng là gà chết) nên chi phí điện năng rất cao. Thứ ba, từ con giống, TĂCN, vacxin đến giết mổ, chế biến gà trắng hiện đều do các DN nước ngoài chi phối nên bị động và rủi ro nhất thuộc về người dân.
Có một thực tế phũ phàng với con gà trắng hiện nay, với các DN chăn nuôi nước ngoài, trong chuỗi giá trị lợi nhuận nằm hết ở khâu TĂCN và chế biến, khâu con giống và chăn nuôi chủ yếu làm nền cho hai khâu còn lại nên có thời điểm nhiều DN nước ngoài sẵn sàng tặng kèm gà trắng giống khi người dân mua cám.
Hơn nữa, hiện nay giá thịt gà Mỹ NK bán tại Việt Nam chỉ trên dưới 20.000 đồng/kg, trong khi giá thành nuôi gà trắng cả lông tại nước ta đã lên tới 27.000 - 30.000 đồng/kg nên phải thừa nhận thực tế với con gà trắng chúng ta gần như hết cửa.
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, thống kê năm 2014 cho thấy, với công nghệ giống gà công nghiệp thịt lông trắng, các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 79% thị phần ở công đoạn giống nuôi bố mẹ để SX ra con giống thương phẩm 1 ngày tuổi.
Ở công đoạn nuôi gà thịt thương phẩm, DN FDI cũng chiếm rất cao, khoảng 80% theo phương thức nuôi gia công.
Cùng chung hoàn cảnh với người chăn nuôi gà trắng, các DN làm giống gà trắng trong nước cũng đang lâm cảnh sống dở chết dở khi giá gà thịt rớt buồn lê thê suốt ba năm qua.
Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Cty CP Chăn nuôi Hòa Bình Chu Trọng Chiến phải thừa nhận một thực tế, khi đã hội nhập chúng ta phải chấp nhận những luật chơi chung nên không thể ngăn cấm thịt gà Mỹ bán vào Việt Nam được.
Tuy nhiên, theo ông Chiến, thay vì bảo hộ thì Nhà nước cũng nên có những “hàng rào kỹ thuật” để bảo vệ chăn nuôi trong nước. Từng đi tham quan rất nhiều trang trại chăn nuôi gà trắng của Mỹ, EU, Trung Quốc…, ông Chiến khẳng định nếu bán gà nguyên con thì chăn nuôi gà trắng trong nước không thua kém gà trắng nuôi tại quốc gia khác là mấy.
Vì vậy, ông Chiến kiến nghị Chính phủ nên có quy định chi tiết giá cho từng bộ phận con gà. Vì chưa có quy định chúng ta không thể bảo các nước họ bán phá giá được.
Còn trong trường hợp giá thịt gà NK vẫn rẻ như hiện nay, ông Chu Trọng Chiến lo lắng DN của mình sẽ không cầm cự được nữa bởi ông đã lỗ với giống gà trắng gần nửa năm trời rồi.
Để có giải pháp phòng thân, hiện trong 8 triệu con giống gà trắng SX ra mỗi năm, ông Chiến phải phân bổ sang làm gà màu một nửa để duy trì hoạt động của DN với hy vọng một ngày nào đó giá thịt gà trắng sẽ trở lại kéo theo giá giống tăng lên, song với thực tế mịt mù như hiện nay không biết tương lai tươi sáng đó sẽ đến trong bao lâu.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

8X bỏ lương nghìn đô về quê nuôi giống gà cảnh trăm triệu đồng/con

Từ bỏ vị trí trưởng phòng của một tập đoàn lớn với mức lương hấp dẫn, anh Nguyễn Quang Nam quyết tâm về quê đầu tư trang trại nuôi gà cảnh Tân Châu. Đến nay, mỗi tháng cơ sở anh xuất ra thị trường khoảng 100 con gà giống và gà cảnh trưởng thành, cho doanh thu từ 80 – 100 triệu đồng.

Gà cảnh giá nghìn đô
Thoáng nhìn qua, không ai nghĩ nam thanh niên có vẻ ngoài lạnh lẽo, "yêng hùng" như Nguyễn Quang Nam (SN 1984, ở Đông Ngạc – Bắc Từ Liêm – Hà Nội) lại mải mê với thú chơi tỉ mẩn góc vườn: nuôi gà.
Từ lâu Nam đã nổi tiếng trong giới chơi sinh vật cảnh ở Hà Nội khi sở hữu nhiều chú gà có dáng độc, lạ. Trong đó, có nhiều con gà được Nam lai tạo và chăm sóc  trở thành hàng “hiếm” với giá trị lên tới hàng chục triệu đồng. Không chỉ có thế, Nam còn được mệnh danh như một triệu phú trẻ nhờ mô hình trang trại gà tre Tân Châu độc đáo ngay giữa Hà Nội.
Trang trại của Nam chỉ rộng hơn 100m2, nhưng có đến hơn 500 con gà cảnh Tân Châu lớn nhỏ với đủ màu sắc và hình dáng.Trung bình, mỗi tháng cơ sở của anh xuất ra thị trường khoảng 100 gà giống và gà cảnh trưởng thành, cho doanh thu từ 80 – 100 triệu đồng.
Chỉ cho chúng tôi đàn gà Tân Châu với hơn 50 con vừa được anh nhân giống thành công, anh Nam cho hay toàn bộ đã được khách đặt mua hết với giá từ 400 - 500 nghìn đồng/con. Đây là giá khá hữu nghị bởi theo Nam có thời điểm khan hàng, giá gà con làm giống có thể đội lên tiền triệu và phải đặt hàng trước nhiều tháng mới có.
Anh Nguyễn Quang Nam - người được mệnh danh là Vua gà Tân Châu ở Hà Nội khi sở hữu những con gà cảnh độc, lạ
Anh Nguyễn Quang Nam - người được mệnh danh là "Vua gà Tân Châu" ở Hà Nội khi sở hữu những con gà cảnh độc, lạ
Sở dĩ gà Tân Châu được nhiều tay chơi săn lùng làm gà cảnh bởi chúng có sức đề kháng tốt, lại có bộ lông sặc sỡ và đuôi phụng vĩ dài thướt tha nên rất bắt mắt. Nam cho biết, gà Tân Châu càng có bộ lông độc, đẹp càng được định giá cao, thậm chí đã từng có những con gà được định giá lên tới cả trăm triệu.
Việc định giá này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là dựa vào bộ lông và hình dáng. Nam phân tích: “Một con gà được đánh giá là đẹp khi có thân hình cân đối, hài hòa, thần sắc phải toát lên vẻ lanh lẹ. Đặc biệt bộ đuôi phải dày, kéo dài chạm đất và độ cong không quá 30 độ. Tuy nhiên, vẻ đẹp này còn do cảm quan của từng người. Có người sẵn sàng chi cả chục triệu chỉ vì ưng ý và tâm đắc bộ lông, mào hay phần đuôi nhưng cũng có khách vật nài trả giá mỗi con gà chỉ được vài trăm nghìn”.
Việc nuôi gà cảnh không khó nhưng theo anh Nam cần phải tỉ mỉ và nắm được đặc điểm của từng loại
Việc nuôi gà cảnh không khó nhưng theo anh Nam cần phải tỉ mỉ và nắm được đặc điểm của từng loại
Năm 2014, một con gà cảnh Tân Châu ở trang trại của anh Nam đã được một đại gia Hà Nội trả giá hơn 50 triệu đồng nhờ bộ lông độc đáo, dài đến gần một mét. Tuy nhiên, rất hiếm để tìm được những con gà có hình dáng hoàn hảo như vậy: “Đôi khi phải vài trăm con mới có một vài con đạt chuẩn. Thậm chí, trong vài năm mới xuất hiện một lần”, Nam nói.
Cũng vì độ quý hiếm mà việc săn lùng những con gà này càng trở lên khó khăn. Muốn mua được gà đẹp đôi khi phải chịu khó đi xa, vào tận Long Xuyên, Cần Thơ…  những nơi được mệnh danh là “đại bản doanh” của gà Tân Châu. Theo kinh nghiệm của Nam, việc chọn lựa gà đẹp phải dựa cả vào thần thái của con gà. Nhiều con gà cảnh có bộ lông đẹp, chân vảy rồng hiếm có nhưng lại được lai tạo từ những giống gà bố mẹ không đảm bảo chất lượng nên sức đề kháng kém, tuổi thọ ngắn.
Đa phần những con gà Tân Châu trong trang trại của Nam đều được đích thân anh đi tuyển chọn từ nhiều nơi hoặc tự tiến hành nhân giống nên chúng đều có hình dáng bắt mắt và màu lông độc, lạ như: gà màu lông điều, gà lông nhạn trích hay một số loại gà lông xám thuộc vào hàng “hiếm có” trên thị trường.
Một con gà Tân Châu được đánh giá là đẹp khi có thân hình cân đối, hài hòa, thần sắc phải toát lên vẻ lanh lẹ.
Một con gà Tân Châu được đánh giá là đẹp khi có thân hình cân đối, hài hòa, thần sắc phải toát lên vẻ lanh lẹ.
Để có những con gà cảnh đẹp, lông mượt, sặc sỡ và hình dáng oai phong thì việc chăm sóc và huấn luyện cực kỳ quan trọng. Anh Nam cho hay, chế độ ăn của gà Tân Châu phải luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Ngoài rau, cám… gà phải được bổ sung thêm các loại vitamin, chất đạm và đảm bảo việc tắm nắng, cát thường xuyên để có bộ lông luôn óng mượt, rực rỡ. Đặc biệt, các loại đồ dùng cho gà ăn, uống đều phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để tránh bị nhiễm bệnh.
Khởi nghiệp từ thú vui
Chia sẻ về ý tưởng kinh doanh mô hình gà cảnh độc đáo của mình, Nam cho biết từ nhỏ đã yêu thích và đam mê chơi gà cảnh. Anh thường xuyên tham gia vào các CLB gà cảnh của địa phương.
Tốt nghiệp ĐH Công nghiệp Hà Nội, Nam được nhận vào làm tại một tập đoàn khá lớn ở Hà Nội, rồi sau đó nhanh chóng lên chức trưởng phòng của công ty. Mức lương hấp dẫn nhưng công việc gò bó, khiến Nam cảm thấy mệt mỏi. Thời điểm bấy giờ, thú chơi gà cảnh bắt đầu phát triển và nở rộ thành một phòng trào ở nhiều địa phương nên thị trường kinh doanh loại gà này rất sôi động.

Một con gà chuối trắng quý được định giá lên tới cả chục triệu
Một con gà chuối trắng quý được định giá lên tới cả chục triệu
Gà cảnh đẹp liên tục được săn lùng và trả giá cao. Vốn được mệnh danh là người khá “mát tay” trong việc huấn luyện và chăm sóc gà cảnh nên Nam được rất nhiều người tìm đến xin học hỏi kinh nghiệm. Thậm chí, nhiều người thương lượng để mua lại những con gà cảnh mà Nam sở hữu.
“Có khách chấp nhận trả giá cao gấp 2, 3 lần, tôi cũng liên tục nhận được những cuộc điện thoại hỏi về việc bán gà cảnh…”. Thấy thị trường sôi động, có tiềm năng anh Nam quyết định xin nghỉ việc để về quê nuôi gà cảnh. Khỏi phải nói cũng hiểu được, ý tưởng kinh doanh này của anh vấp phải sự phản đối kịch liệt của gia đình như thế nào.
Nam kể: “Bố tôi giận không nhìn mặt, vợ thì nước mắt ngắn dài. Đôi lúc tôi cũng bị lung lay không ít nhưng nghĩ lại làm gì thì cũng phải có sự đam mê mới thành công được”.
Ban đầu, anh Nam định đầu tư nhập giống gà Phượng Hoàng của Mỹ về lai tạo và nhân giống. Một con gà tre Mỹ khi ấy có giá lên tới gần 20 triệu đồng. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm lại không hợp khí hậu nên chỉ trong một thời gian ngắn, số gà giống do anh đầu tư, thử nghiệm đều lăn bệnh và ốm.
Không nản chí, Nam bỏ thời gian, công sức tìm đọc tài liệu trên mạng. Nhận thấy giống gà Tân Châu có hình dáng đẹp, bộ lông sặc sỡ mà cách chăm sóc lại không quá khó. Khi ấy ở miền Bắc cũng có rất ít trang trại nuôi loại gà này. Nam quyết định dốc toàn vốn để đầu tư.
Gà Tân Châu màu khét được anh Nam lai tạo thành công
Gà Tân Châu màu khét được anh Nam lai tạo thành công
Chỉ cần ở đâu có thông tin gà Tân Châu đẹp là anh lại bắt xe, lùng mua cho bằng được. Để cải tạo màu lông của gà cho đẹp, anh tuyển chọn rất kỹ từng cặp giống gà bố mẹ: “Ví dụ mình cho lai tạo từ những con gà đuôi dài và lông dày để các lứa gà con tận dụng được các vẻ đẹp của gà bố mẹ…”.
Nhiều con gà Tân Châu có bộ lông độc, lạ có thể được định giá lên tới cả trăm triệu
Nhiều con gà Tân Châu có bộ lông độc, lạ có thể được định giá lên tới cả trăm triệu
Hiện nay, mỗi ngày đàn gà Tân Châu cho từ 10 – 15 trứng, trứng ra tới đâu, anh Nam gom lại cho vào máy ấp trứng để ấp nở thành gà con rồi bán cho những khách có nhu cầu. Số gà còn lại anh chăm sóc, nuôi dưỡng để bán cho những tay chơi gà cảnh. Để tận dụng tối đa diện tích, Nam chia chuồng gà của mình thành từng ô nhỏ và xếp chồng thành từng hàng. Khoảng cách giữa các khe chuồng được Nam thiết kế vừa đủ để những con gà có thể hứng ánh nắng mặt trời tự nhiên.
Hiện trang trại anh Nam có khoảng 500 con gà cảnh Tân Châu trưởng thành, được định giá lên tới cả tỷ đồng. Sắp tới, anh dự định sẽ mở rộng quy mô trang trại nuôi gà cảnh đồng thời nghiên cứu việc lai tạo thêm các giống gà cảnh mới, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.


Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Bí quyết làm giàu của “nữ hoàng” mộc nhĩ

Từ buôn nấm, chị Nguyễn Thị Huyền, 37 tuổi, ở thôn Thượng Thuận, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) chuyển sang trồng nấm và có những sáng tạo trong nghề.


Chị Nguyễn Thị Huyền cùng công nhân đặt phôi giống mộc nhĩ trước khi treo lên giàn. Ảnh:  Việt Tùng
Chị Nguyễn Thị Huyền cùng công nhân đặt phôi giống mộc nhĩ trước khi treo lên giàn. Ảnh:  Việt Tùng
Chị Huyền cho biết, trước khi đến với nghề trồng nấm, chị đã từng làm nghề buôn gia vị, hàng nông sản khô, trong đó có mộc nhĩ. Năm 2007, thấy ở các làng nghề mộc quanh vùng, mùn cưa cho chẳng ai thèm lấy, phải đốt bỏ, tiếc của chị quyết tâm học trồng nấm.
Chị Huyền tâm sự: “Sau gần 1 năm vừa buôn nấm, vừa đến các cơ sở lân la học hỏi, năm 2008, tôi quyết định dành cả khu vườn nhà để trồng nấm”. Khởi đầu chưa có vốn, kinh nghiệm còn non, chị chỉ trồng 5.000, rồi tăng lên 10.000, 20.000 bịch phôi/lứa. Sau 2 năm cần mẫn, vừa làm vừa học, tích lũy được ít vốn, năm 2010 gia đình chị xin thầu lại của UBND xã Song Phượng 2 mẫu ruộng bỏ hoang ven đê mở rộng quy mô sản xuất.
Nhưng trời đã không chiều lòng người, trong hai năm 2010-2011, hàng trăm nghìn bịch phôi được chị chăm sóc cẩn thận nhưng vẫn không ra nấm, thiệt hại gần 700 triệu đồng. Chị Huyền tìm ra nguyên nhân chính là do khâu hấp nguyên liệu, tính toán nhiệt trong lò hấp công nghiệp chưa chuẩn. Sau nhiều lần đánh đổi bằng tiền của, công sức, hiện chị Huyền đã tự tin với kỹ thuật, công nghệ làm nấm mộc nhĩ của mình, nhờ đó năm 2013 chị đã thắng lớn.
Với tính cách tò mò, ham học hỏi, không chịu khuất phục khó khăn, chị đã nghiên cứu và mạnh dạn sử dụng nguyên liệu bịch phôi cũ tái chế để trồng nấm. “Năm ngoái tôi trồng toàn bộ 350.000 bịch từ nguyên liệu tái chế, nhưng mộc nhĩ vẫn ra đều và năng suất còn cao hơn nguyên liệu mới” – chị Huyền tự hào cho hay.
Khâm phục, ngưỡng mộ trước tài năng của chị, nhiều người đã gán cho chị cái biệt danh khá mỹ miều “Nữ hoàng mộc nhĩ”.



 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons