Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Thái Lan đẩy mạnh bán gạo cho Trung Quốc, gạo Việt lo mất thị trường?

Bộ trưởng Thương mại Thái Lan có chuyên công tác tới Trung Quốc, dự kiến là cả Nam Phi và Mozambique để xúc tiến những thoả thuận bán gạo.


Thái Lan có ý định sẽ xúc tiến việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Nam Phi và Mozambique trong thời gian tới.
Thái Lan có ý định sẽ xúc tiến việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Nam Phi và Mozambique trong thời gian tới.
Nguồn tin mới nhất từ Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan cho biết, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Apiradi có chuyến công tác tới Bắc Kinh vào ngày thứ Sáu vừa qua để gặp gỡ với các nhà chức trách Trung Quốc nhằm sớm kết thúc thỏa thuận mua bán 1 triệu tấn gạo giữa Chính phủ với Trung Quốc.
Trước đó, các nhà chức trách Thái Lan và Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác chung vào tháng 12/2014 về việc mua 1 triệu tấn gạo loại cũ và mới kèm theo 200.000 tấn cao su. Biên bản thỏa thuận hợp tác chung thuộc dự án tàu cao tốc Sino-Thai. Thời điểm vận chuyển dự kiến vào năm 2016. Trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ này, hai bên đã ký mua 1 triệu tấn gạo tại thời điểm cuối năm 2015.
Chính phủ Thái Lan cũng sớm hy vọng sẽ vận chuyển nốt 100.000 tấn gạo trong bản hợp đồng mua bán gạo 1 triệu tấn giữa Chính phủ hai nước Thái Lan – Trung Quốc đã được ký kết dưới thời của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, mặc dù tình trạng hạn hán vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan vẫn tin tưởng sẽ đạt chỉ tiêu xuất khẩu gạo hơn 9,5 triệu tấn trong năm 2016. Nếu tình hình hạn hán vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, Chính phủ Thái Lan vẫn có khả năng xuất khẩu do Hội đồng Chính sách Gạo Quốc gia cho phép bán lượng gạo dự trữ trong kho quốc gia dưới hình thức thỏa thuận giữa Chính phủ hoặc đấu thầu chung.
Thậm chí, trong trường hợp các nhà xuất khẩu tư nhân có sẵn thị trường quốc tế, việc bán trực tiếp gạo tới các nhà xuất khẩu tư nhân vẫn có thể được thông qua.
Tiếp theo sau Trung Quốc, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan sẽ có chuyến công tác tới Nam Phi và Mozambique trong tháng 6/2016 để có xúc tiến những thỏa thuận bán gạo khác tới các quốc gia Nam Phi.
Chính phủ Thái Lan hiện đang giữ 11,4 triệu tấn gạo trong kho dự trữ quốc gia giảm hơn so với số lượng gạo dự trữ trong kho trước đó ở mức 18,7 triệu tấn gạo. Kể từ thời điểm đảo chính vào tháng 5/2014, tổng cộng đã có 13 phiên đấu thầu với tổng giá trị khoảng 53,9 tỉ Bạt.
Việc Thái Lan muốn bán ra hơn 11,4 triệu tấn gạo sẽ khiến trong thời gian tới, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc hiện vẫn là thị lớn nhất về nhập khẩu gạo của Việt Nam với thị phần chiếm gần 32% trong 3 tháng đầu năm 2016. Với số lượng gạo dự kiến bán ra kỷ lục của Thái Lan, vượt cả con số xuất khẩu gạo trung bình mỗi năm khoảng 10 triệu tấn, đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nước lo ngại. Một số doanh nghiệp cho biết, có tình trạng đối tác nước ngoài tạm ngưng hợp đồng để chờ mua gạo rẻ hơn trong thời gian tới.
"Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là Philippines, Indonesia, châu Phi. Thị trường châu Phi có nhu cầu lớn về gạo tuy nhiên họ không có tiền để mua. Thái Lan có thể sẽ “nhảy vào” thị trường này bởi nước này sẵn sàng cho châu Phi vay tiền mua gạo. Thị trường Trung Quốc chủ yếu vẫn là xuất khẩu theo đường tiểu ngạch thì vẫn có thể duy trì thị phần. Tuy nhiên, việc xuất khẩu gạo cấp cao sang thị trường này sẽ gặp trở ngại vì doanh nghiệp Việt Nam có hành vi gian dối trong buôn bán”, chuyên gia lúa gạo Võ Tòng Xuân từng đánh giá.
Tuy nhiên, về phía cơ quan quản lý dường như vẫn khá bình tâm. Trong một báo cáo mới phát hành, Bộ Công Thương cho rằng, kế hoạch xuất khẩu gạo của Thái Lan nhằm đẩy nhanh việc tồn kho để tránh tiếp tục xuống cấp về chất lượng, tránh thua lỗ thêm, để có chỗ cho gạo vụ mới. Phần lớn là gạo chất lượng thấp, gạo cũ, có cả gạo hỏng, chỉ sử dụng được cho chế biến công nghiệp và chăn nuôi, không phải phân khúc mà Việt Nam đang trực tiếp cạnh tranh.
Đồng quan điểm, trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối cho hay, các nước Đông Nam Á thích ăn gạo Việt Nam vì gạo Việt Nam là gạo mới, “gạo tươi”. Trong khi, Thái Lan xả kho đợt này, do là số gạo còn tồn kho từ chương trình thế chấp lúa gạo Chính phủ của cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, được mua trong những năm 2012 và 2013 nên toàn bộ là gạo cũ, chất lượng thấp.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: “Về thông tin, hiện nay, các đối tác mua gạo đang chờ đợi, nghe ngóng mua gạo giá rẻ của Thái Lan, theo tôi có thể chưa chính xác. Bởi vì từ trước đến nay, có một thực tế là trên thị trường tiêu thụ gạo quốc tế giá gạo Việt Nam thường rẻ hơn giá gạo Thái Lan”.
Đại diện Bộ Công Thương cũng cho rằng, nếu xảy ra việc Thái Lan bán bằng hoặc thậm chí thấp hơn để thu hồi vốn, giải phóng lượng hàng tồn kho, chúng ta phải đối mặt với thực tế và đề ra các giải pháp thích hợp, ví dụ Chính phủ, các Bộ, ngành cần tập trung hỗ trợ, đẩy mạnh việc đấu thầu cấp quốc gia đối với hợp đồng lớn. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo tại các thị trường như Liên bang Nga, các nước thuộc liên minh kinh tế Á Âu và các thị trường có FTA đã ký với Việt Nam,Châu Phi và Trung cận Đông... Đồng thời, phối hợp với các nước có chung biên giới với Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

Lợn "khỏa thân" tràn vào nội thành

Vào lúc gần sáng và từ 12h - 15h hàng ngày, hàng loạt những chiếc xe gắn máy chở lợn đã giết mổ, người dân quen gọi là lợn “khỏa thân”, phóng vèo vèo từ các xã vùng ven vào trung tâm thành phố Hà Nội để tiêu thụ.




Một lò giết mổ lậu nằm giữa phường Đại Mỗ và phường Dương Nội hoạt động công khai.
Một lò giết mổ lậu nằm giữa phường Đại Mỗ và phường Dương Nội hoạt động công khai.
Lò mổ lậu tung hoành
Dưới cái nắng oi ả giữa tháng 5 chúng tôi lần theo dấu vết của những người đi ủng cao su, mặc quần áo mưa chạy xe gắn máy tới các cơ sở giết mổ tại xã La Phù. Các cơ sở giết mổ ở đây đều tập trung ở thôn Độc Lập, nơi gần ao hồ có ngã ba giao cắt với phường Dương Nội (Hà Đông) thuận tiện cho việc vận chuyển.
Khoảng 12h trưa, bên trong các cơ sở giết mổ đã chật ních xe gắn máy của dân buôn đang chờ để lấy thịt, xương, nội tạng. Được một lúc sau chúng tôi phát hiện 2 chiếc xe thùng, trọng tải hơn 1 tấn màu trắng, tiếng lợn kêu inh ỏi bên trong. Xe từ từ lùi đuôi vào một cơ sở giết mổ, và lợn bắt đầu được đưa xuống.
Một lúc sau những chiếc xe gắn máy của dân buôn lũ lượt đi ra, với tần suất dày đặc. Lúc cao điểm, chỉ trong vòng 1 phút có tới 5 xe gắn máy chở thịt lợn chạy qua đoạn đường này.
Mỗi xe gắn máy chở từ 1 đến 2 con lợn và các phụ phẩm tiết, lòng được treo xung quanh đỏ lòm. Lợn trên xe chỉ được phủ bằng một tấm vải ẩm ướt, cáu bẩn hoặc được che bằng bao tải, thậm chí nhiều xe không có vải che phủ vô tư phóng vèo vèo qua con đường bụi mù vì đất, cát bay lên theo những trận gió.
Ngoài điểm ở xã La Phù một cơ sở giết mổ khác nằm ngay mặt đường giao thông liên xã giữa phường Dương Nội và phường Đại Mỗ cũng diễn ra cảnh tượng tương tự. Cơ sở giết mổ này được xây dựng rất sơ sài với diện tích khoảng 50 - 60m2, khung được dựng bằng tre, mái bằng tấm lợp, nền nhà được đổ xi măng.
Thịt lợn, lòng, gan, phổi,... được vứt bừa bãi trên nền xi măng ẩm ướt. Chất thải, nước thải sau giết mổ đều đổ trực tiếp xuống kênh tiêu gần đó. Điều lạ là, hầu hết các xe chở thịt lợn đều chạy qua trụ sở UBND phường Dương Nội và UBND phường Đại Mỗ mà không bị cơ quan, tổ chức nào kiểm tra, ngăn chặn.
Chính quyền bất lực?
Ông Nguyễn Hữu Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã La Phù cho biết, hiện xã còn 6 cơ sở giết mổ tập trung tại 3 địa điểm. Tất cả các cơ sở giết mổ đều không có giấy phép, và hoạt động “chui”. Mỗi cơ sở hàng ngày giết, mổ khoảng gần 20 con lợn.
“Khó có thể biết được họ bắt lợn ở đâu, nguồn gốc ra sao, bản thân họ cũng không chấp hành khai báo” - Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội
Theo ông Khoa, xã cũng đã tiến hành cắt điện tại các cơ sở này nhưng chủ các cơ sở vẫn tự ý đấu nối với nguồn điện từ phường Dương Nội để tiếp tục hoạt động giết mổ. Khó khăn của xã hiện nay là không có cán bộ phụ trách thú y để quản lý, tổng hợp hồ sơ xử lý các cơ sở vi phạm. Ông Khoa khẳng định, “hết bầu cử xã sẽ tập trung, kiên quyết xử lý các cơ sở giết mổ không phép này triệt để”!
Thượng tá Phùng Quang Hiển, Phó trưởng Phòng Cảnh sát môi trường Hà Nội cho biết, không riêng gì các cơ sở giết mổ nhỏ, lẻ ở La Phù hay Đại Mỗ mà trên địa bàn thành phố Hà Nội còn có nhiều cơ sở giết, mổ gia súc khác đang trong tình trạng tương tự như ở Thường Tín, Chương Mỹ,...
Việc vận chuyển thịt lợn bằng xe máy, thịt lợn không được che phủ dưới thời tiết nắng nóng nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao. “Theo quy định thì việc vận chuyển phải được đóng gói bằng thùng tôn, thậm chí còn phải ướp lạnh hoặc bảo quản vận chuyển bằng xe tải đông lạnh”, ông Hiển nói.
Theo ông Hiển để xảy ra tình trạng này trước hết trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương với chức năng quản lý nhà nước, chứ không thể đùn đẩy cho thú y hay cơ quan chức năng khác. “Thực tế, hàng năm việc xử phạt của chính quyền cấp xã rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, hoặc chỉ xử lý khi có sự chỉ đạo của các cơ quan cấp trên”.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho hay, hiện Hà Nội có khoảng 1.518 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Lợn “khỏa thân” tại các cơ sở giết, mổ nhỏ, lẻ được vận chuyển vào nội thành đang là thực trạng nhức nhối. Đã có quy định xử phạt việc vận chuyển gia súc không đúng quy định nhưng thực tế Chi Cục chưa xử phạt trường hợp nào.
“Trước đây, Sở Công Thương Hà Nội đã có chương trình hỗ trợ vận chuyển gia súc bằng thùng tôn nhưng do khi sử dụng cũng chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên không được triển khai tiếp”, ông Sơn nói.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Hà Tĩnh: Tấp nập khách trở lại các điểm kinh doanh hải sản an toàn

Hiện nay, 25 điểm kinh doanh hải sản an toàn ở Hà Tĩnh đã tấp nập khách trở lại nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tỉnh. Đây là các nhà hàng đảm bảo các điều kiện, có vị trí phù hợp, thuận lợi cho việc giao dịch, có hệ thống bảo quản tốt, đảm bảo chất lượng hải sản trong thời gian tạm trữ chờ tiêu thụ, không gian thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường...

Các sở, ngành tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực phối hợp giúp các cửa hàng hải sản an toàn thu hút khách trở lại.
Một khách hàng ở phường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Thời gian qua tôi không dám mua hải sản, nhưng nay thấy hàng hóa được chứng nhận đã kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh trực tiếp dán tem, nhãn thì tôi rất yên tâm”.

Hoạt động mua bán hải sản tại cửa hàng số 120 Xuân Diệu, TP Hà Tĩnh.
Chia sẻ với PV Báo Xây dựng, ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế khẳng định: Ngành y tế tỉnh đã huy động các đơn vị có đủ năng lực chuyên môn để kiểm soát ATTP, Chi cục ATVSTP tỉnh và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát nguồn hải sản được nhập về và bán ra đảm bảo chất lượng, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phong trào “Nói không với thực phẩm bẩn”.
Trước đó, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia (Bộ Y tế) có văn bản trả lời kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn 8 mẫu hải sản do các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh thu thập từ các cửa biển, chợ ở Hà Tĩnh cho thấy không phát hiện hàm lượng xyanua, phenol trong tất cả các mẫu và hàm lượng kim loại nặng trong tất cả các mẫu đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Đại diện lãnh đạo Sở Công thương Hà Tĩnh cho biết: “Sau khi triển khai các điểm bán hải sản an toàn, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp kiểm tra để tránh trường hợp “trà trộn” các loại hải sản không rõ nguồn gốc vào tiêu thụ, đồng thời tư vấn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh bước đầu”.
Dự kiến, thời gian tới, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục khai trương 150 điểm bán hải sản an toàn trong toàn tỉnh.

Khách hàng đã yên tâm trở lại các cửa hàng hải sản an toàn.
Theo Quyết định số 1118/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ký ngày 11/5, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện việc kinh doanh hải sản tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích đảm bảo các điều kiện thì được nhận hỗ trợ một lần với số tiền 5 triệu đồng/điểm kinh doanh do thị trường bị ảnh hưởng bởi hiện tượng hải sản chết bất thường.

Sản phẩm tại cửa hàng hải sản an toàn số 16 Võ Liêm Sơn (TP Hà Tĩnh).
UBND tỉnh đã hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 45 ngày đối với các nhân khẩu thuộc hộ gia đình chủ tàu và hộ gia đình của lao động trên tàu khai thác hải sản ven bờ, vùng lộng không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90CV và các hộ gia đình làm dịch vụ hậu cần nghề cá trong khu vực ở của ngư dân bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo đó, hỗ trợ một lần 3,5 triệu đồng/tàu không lắp máy đánh bắt ven bờ do phải ngừng ra khơi khai thác hải sản; hỗ trợ một lần 5 triệu đồng/tàu lắp máy có công suất dưới 90CV đánh bắt ven bờ và vùng lộng.
Cũng dịp này, Liên đoàn lao động tỉnh đã trao 08 bộ máy Icom (với tổng giá trị hơn 216 triệu đồng) cho 08 đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá có thuyền công suất lớn đánh bắt cá xa bờ để thuận tiện cho quá trình liên lạc và 53 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho 53 đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Nhà máy cồn đóng cửa, người trồng sắn lao đao

Khi các máy cồn Ethanol đi vào hoạt động, hàng chục nghìn hộ nông dân trồng sắn ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên vô cùng sung sướng. Với họ đây là cơ hội không chỉ xóa đói, giảm nghèo mà còn để vươn lên giàu có. Thế nhưng niềm vui ấy “ngắn chẳng tày gan” khi hàng loạt các nhà máy nhà máy cồn Ethanol liên tiếp đóng cửa.
Đua nhau trồng sắn
Những ngày tháng 4 này, chúng tôi trở lại xã Tam Đại, huyện Phú Ninh gặp ông Nguyễn Đại Nam là một trong những hộ từng trồng sắn rất nhiều, ông Nam tâm sự trong chát đắng: “Việc ra đời Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân thì không riêng gì tôi mà bà con các nơi đều lấy làm vui mừng. Thế là đua nhau trồng sắn. Tôi trồng cả mấy ha, những năm đầu có mấy bán mấy lại được giá. Thế rồi đùng cái nhà máy đóng cửa, sắn ế, đầu ra chỉ biết dựa vào các nhà máy tinh bột sắn. Thế là sắn thừa, rớt giá, bị tư thương ép. Niềm vui dựa vào cây sắn thế là thất bại hoàn toàn. Đau lắm chú à!”
Không chỉ người dân Quảng Nam, Quảng Ngãi mà người dân ở cả khu vực miền Trung đã đua nhau trồng sắn. Những năm 2010 đi về các địa phương, nhất là vùng núi ở miền Trung như tại huyện Sơn Tịnh, Ba Tơ, Trà Bồng,… tỉnh Quảng Ngãi, hay các huyện Thăng Bình, Quế Sơn, Phú Ninh, Tiên Phước,… Quảng Nam, chúng ta sẽ thấy bát ngát cơ man nào là sắn.  Sắn được trồng từ vùng biển đến vùng núi cao. Sắn trồng từ trong vườn cho đến các núi đồi. Nhà nhà, người người đua nhau trồng sắn.
Bởi không chỉ có các nhà máy sả xuất cồn Ethanol mà tại các địa phương này còn có các nhà máy chế biến tinh bột sắn. Theo số liệu của ngành nông nghiệp địa phương lúc cao điểm diện tích sắn các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên lên đến 181.000 ha, riêng Quảng Nam có lúc sắn lên đến trên 14.000 ha, còn ở Quảng Ngãi đến 18.000 ha.
Chị Huỳnh Thị Mỹ Thuận cho rằng, trồng sắn chỉ có nước lỗ trở lên.
Lao đao vì cây sắn
Những ngày qua, phóng viên Đại Đoàn Kết đã đi về các vùng người dân trồng sắn tìm hiểu về vấn đề này mới biết, việc trồng cây sắn có lắm nỗi niềm.
Tại vùng quê Núi Thành, nông dân Cao Văn Đông (63 tuổi) ở thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, cho biết: “Mấy năm trước, tôi trồng gần 10 sào sắn, cả gia đình 4 mạng người, ngoài ruộng lúa chỉ trông chờ vào sắn cho trăm thứ chi tiêu, nhưng giờ không thiết tha gì nữa, do thời gian thu hoạch sắn lâu, bán giá quá thấp và chiếm đất nhiều, mất thời gian chăm bón. Đáng nói, khi thu hoạch sắn luôn bị tư thương ép giá, giờ đến các nhà máy cồn đóng cửa thì niềm tin vào sắn đã không còn”.
Còn chị Huỳnh Thị Mỹ Thuận (50 tuổi), hàng xóm ông Đông cho hay: “Với giá sắn đi xuống như những năm qua có lúc 500 đồng/kg thì nhiều hộ trồng sắn sau khi trừ chi phí phân bón, thuê nhân công, tiền vận chuyển là lỗ nặng. Bây giờ chúng tôi làm đủ thứ để sinh sống ngoài làm ruộng chúng tôi còn làm phụ hồ, chuyển qua trồng cây keo. Rất vất vả mấy chú à!”.
Hết bão lũ quật đổ ngã, đến nhà máy cồn đóng cửa
người trồng sắn lâm cảnh lao đao.
Cách Núi Thành gần 100 km, hộ ông Nguyễn Văn Hiên (59 tuổi) ở xã Quế Minh, Quế Sơn cho biết: “Trồng sắn cực khổ trăm bề, có năm gia đình tôi trồng đến 3 sào. Mưa bão ập xuống gần nửa diện tích ngập trong nước bị thối vì ngập úng. Nữa còn lại thu hoạch bán chẳng ai mua. Hoặc mua với giá bèo cũng coi như trắng tay! Đã rứa giờ nhà máy đóng cửa còn trồng chờ gì vào cây sắn”
Ông Nguyễn Đại Nam cho rằng: “Nhiều người thấy các nhà máy xây dựng lên hoành tráng, cứ nghĩ dựa vào sắn sẽ giải quyết được cơm áo, gạo tiền để lo cho gia đình, lo cho con cái ăn học, thậm chí để làm giàu, nên đua nhau trồng sắn. Có lúc sắn được giá lên đến trên 2.000 đồng/kg thu mỗi gia đình hàng chục triệu đồng/năm, thậm chí có gia đình thu cả trăm triệu đồng vui lắm. Nhưng có lúc sắn rớt xuống 500 đồng/kg như hiện nay, thậm chí bán không ai mua mới thấy đắng lòng. Bây chừ các nhà máy cồn đóng cửa, niềm tin vào sắn đã biến thành nỗi đau”. Tâm sự của ông Nam, ông Hiền, ông Đông, bà Thuận cũng là tâm sự của nhiều người trồng sắn, bởi họ có cùng cảnh ngộ.
Ông Nguyễn Tấn Diều, Phó ban Nông nghiệp xã Tam Xuân 1 cho biết: “Hiện tại, địa phương chỉ có 70 ha trồng sắn chủ yếu làm thức ăn cho gia súc”.
Không chỉ người dân mà các nhà máy tinh bột sắn trên địa bàn Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng phải kêu trời. Bởi vì sắn tấp nập đổ về, trong khi công suất tiêu thụ thì có hạn. Như tại xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh và xã Sơn Hà, Quảng Ngãi, rất nhiều thời điểm phóng viên Đại Đoàn Kết đã chúng kiến những đoàn xe sắn nối đuôi nhau chờ đến lượt mình được cân sắn để bán cho Nhà máy mì Tịnh Phong và Sơn Hải.
Người dân dựng lều “bám trụ” đòi nợ tiền sắn.
Nhiều chiếc xe trọng tải hơn chục tấn đến đây phải chờ vài ngày mới đến lượt mình được phát phiếu nhập sắn. Thậm chí có xe phải chờ cả tuần. Một thương lái cho biết: “Xe tôi chờ đã 3 ngày rồi mà chẳng lấy được phiếu, nếu chờ nữa nó hư thối hết chỉ có nước khổ trở lên”. Nguyên nhân theo ông Đồng Văn Lập – Giám đốc Nhà máy mì Sơn Hải: “Nhà máy chỉ có thể tiêu thụ 400 tấn/ngày, trong khi mỗi ngày người dân chở tới bán hàng ngàn tấn nên ứ đọng là điều không thể tránh khỏi”.
Nỗi đau lớn nữa, đó là khi bán được sắn cũng không lấy được tiền. Như Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân có lúc nợ tiền mua sắn người dân lên đến cả trăm tỉ đồng. Người dân phải kêu cứu khắp nơi, dựng lều “bám trụ” đòi nợ. Nói như ông Lê Văn Cường, ở xã Đại Tân, người đại diện cho 198 người ở địa phương đi đòi nợ: “Trồng cây sắn đã khổ sở trăm bề nay bán cho nhà máy thì họ chưa chịu trả tiền, còn nỗi đau nào hơn”.
Quả thật trồng sắn, người nông dân đã gánh lấy quá nhiều nỗi cay đắng. Hết bão lũ quật đổ ngã, rồi được mùa thì mất giá, cho đến gần đây hàng loạt nhà máy sản xuất cồn Ethanol đóng cửa dẫn đến sắn quá tải, đầu ra bấp bênh, nông dân bán cho tư thương bị ép giá. Thậm chí bán không ai mua, hay mua rồi không lấy được tiền. Người nông dân thì dầm mưa, dãi nắng, bỏ vốn luyến vào cây sắn và trăm thứ trông chờ vào đó thì cây sắn lại trở thành nỗi đắng cay với họ. Giải bài toán này không hề đơn giản chút nào.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Làm trang trại nông nghiệp sẽ được hỗ trợ 2 tỉ đồng


Người dân đầu tư xây dựng các trang trại nông nghiệp sẽ được nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng và mức hỗ trợ này cao nhất là 2 tỉ đồng bên cạnh một số hỗ trợ khác, theo dự thảo một nghị định mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ xem xét ban hành.

Lứa me thứ 2 ở trang trại bò Úc Tân Kỳ. Ảnh P.V
Lứa me thứ 2 ở trang trại bò Úc Tân Kỳ. Ảnh P.V
Ngày 5-4, Bộ NN&PTNT đã có buổi làm việc với một số ban ngành để nghe báo cáo về dự thảo Nghị định/quyết định chính sách trang trại trước khi hoàn chỉnh những khâu cuối cùng để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.
Theo dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại đang được Bộ NN&PTNT đưa ra lấy ý kiến, Nhà nước sẽ hỗ trợ tài chính cho các chủ trang trại. Cụ thể, chủ trang trại được cho thuê đất ổn định lâu dài, được hỗ trợ một lần theo dự án 50% chi phí làm đường và xây dựng hệ thống điện với mức hỗ trợ lên đến 2 tỉ đồng/trang trại.
Bên cạnh đó, chủ trang trại còn được hỗ trợ 50% phí thuê cán bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật sản xuất tương đương 100 triệu đồng/trang trại trong hai năm đầu, hỗ trợ 100% phí chứng nhận VietGap (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt), 50% phí tham dự các hội chợ...
Đối với các trang trại thủy sản, ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần bằng 30% phí xây dựng các hạng mục công trình xử lý nước thải, ao lắng, tương đương 300 triệu đồng. Còn đối với những trang trại thủy sản nuôi trồng trên biển sẽ được hỗ trợ 50% phí lồng bè.
Theo Bộ NN&PTNT, lý do để có những hỗ trợ này là hiện nay, đa phần các chủ trang trại là nông dân, không được đào tạo chuyên môn về quản lý, kỹ thuật nên khả năng quản lý sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụ nông sản còn hạn chế. Vì thế, với các trang trại lớn, giá trị sản xuất hàng hóa trung bình chỉ vào khoảng 2 tỉ đồng/héc ta, tập trung vào loại hình chăn nuôi, thủy sản, còn lại các loại hình trang trại khác như trồng trọt, lâm nghiệp, kinh doanh tổng hợp có giá trị sản xuất thấp…
Số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT cho biết, hiện cả nước có 29.500 trang trại, trong đó, trang trại trồng trọt chiếm 29%, chăn nuôi chiếm 32%, thủy sản chiếm gần 18%, còn lại là các mô hình trang trại khác như lâm nghiệp, tổng hợp. Tập trung số lượng trang trại nhiều nhất là khu vực các tỉnh ĐBSCL khi chiếm 30%, chủ yếu sản xuất thủy sản và trái cây, Đông Nam bộ với 6.115 trang trại, tương đương 21% trong đó phần lớn là chăn nuôi.
Theo Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, tỉnh có tổng đàn heo lớn nhất cả nước với 1,5 triệu con (năm 2015), thì gần 69% nguồn thịt heo cung cấp cho thị trường là từ các trang trại. Hiện Đồng Nai có 2.200 trang trại chăn nuôi heo.
Tuy nhiên, vẫn có một số trang trại nuôi heo ở trong khu dân cư và để đảm bảo vấn đề môi trường, theo quy định hiện nay, những trang trại này phải chuyển đến khu vực xa dân cư nhưng các trang trại chưa thể chuyển đi do viện cớ chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường khá tốn kém. Vì thế, việc Chính phủ có chương trình hỗ trợ này sẽ giúp Đồng Nai di chuyển được các trang trại nói trên đến nơi xa dân cư thuận lợi hơn.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Chất lượng tôm giống kém: Dân chịu phận 'chỉ mành treo chuông'


“Treo” ao vì nợ nần
Đã bước vào niên vụ mới được vài tuần, nhưng nhiều hộ nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải “treo” ao do thua lỗ, dịch bệnh và giá thành nuôi cao “hớt” hết lợi nhuận.
Chất lượng tôm giống kém nên tỷ lệ chết cao trong quá trình sinh trưởng
Chất lượng tôm giống kém nên tỷ lệ chết cao trong quá trình sinh trưởng
Ông Lê Văn Phúc, ngụ tại cù lao Đất, xã An Hiệp (huyện huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) cho biết, năm ngoái gia đình ông thả 3 ao tôm, diện tích hơn 5.000 m2, nhưng do tôm giống sức đề kháng yếu, phần chết sớm, phần chậm lớn nên lỗ hơn 100 triệu đồng. Gia đình ông Phúc vẫn được coi là may vì lỗ không nhiều, “năm ngoái, tỷ lệ người dân nuôi tôm thành công ít, đa phần là thất bại. Số hộ dân thua lỗ vài trăm triệu đồng nhiều lắm, cá biệt có hộ lỗ gần 700 triệu đồng. Nhiều người dân phải vay tín dụng đen nặng lãi để trả ngân hàng”, ông Phúc nói.
Cũng theo ông Phúc, một phần nguyên nhân do môi trường nuôi tôm ngày càng ô nhiễm, nhưng lý do chính vẫn do chất lượng tôm giống kém chất lượng.
Ông Bảy Biển, một hộ dân nuôi tôm kỳ cựu tại ấp Thốt Lốt, xã Long Vĩnh (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) bức xúc: Các công ty sản xuất, kinh doanh tôm giống thiếu lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Chính vì họ cung cấp giống tôm kém chất lượng mà nông dân thua lỗ. Nếu sau khi thả vài ngày mà tôm chết ngay thì chỉ lỗ chút đỉnh tiền giống, nhưng rất nhiều trường hợp dân nuôi 2 - 3 tháng nhưng tôm chậm lớn, bệnh tật và chết, gây thiệt hại rất lớn.
Dân nuôi tôm như ngồi trên đống lửa, các mắt xích khác trong chuỗi cung ứng cũng ngao ngán vì không bán được hàng cho người nuôi tôm. Ông Nguyễn Văn Phương, một đại lý bán tôm giống và thức ăn chăn nuôi tại xã An Hòa Tây (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) than thở, sau một năm nuôi tôm thất bại, năm nay nông dân không dám nuôi nữa vì không còn tiền đầu tư, khiến cho đại lý bán giống không được. “Nếu năm trước, mỗi tháng đại lý tôi bán 5 triệu con tôm giống, năm nay bán không nổi 1 triệu con. Hơn 20 đại lý tôm giống tại huyện Ba Tri này cũng trong tình cảnh tương tự”, ông Phương cho biết.
Tính trung bình mỗi ao nuôi tôm lỗ 50 - 70 triệu đồng/vụ. Hiện giờ dân nuôi tôm nợ ngân hàng nhiều, khiến ngân hàng không duyệt cho vay nuôi tôm vì rủi ro cao. Hệ lụy là người dân rơi vào vòng luẩn quẩn không còn nguồn lực tái đầu tư và gánh cục nợ lãi mẹ đẻ lãi con.
Mạnh tay kiểm soát tôm giống
Tình trạng chất lượng tôm giống “vàng thau lẫn lộn” không chỉ là nỗi bức xúc của người dân nuôi tôm, mà còn là bức xúc của các doanh nghiệp sản xuất tôm giống làm ăn chân chính.
Tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của Hiệp hội Tôm tỉnh Bình Thuận, hàng loạt doanh nghiệp sản xuất tôm giống đã bày tỏ lo ngại về công tác quản lý chất lượng mặt hàng này. Lãnh đạo Hiệp hội cho biết, để bảo vệ chất lượng, thương hiệu tôm giống, các doanh nghiệp đã kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất và thương mại để kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng nhiễu nhương hiện nay.
Theo một chuyên gia của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, thì khâu sản xuất tôm giống phải phát triển theo hướng công nghệ cao, hiệu quả và bền vững. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp chặn đứng tình trạng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tôm giống được đẻ ra từ tôm bố mẹ không có nguồn gốc xuất xứ đang diễn ra phổ biến. Tình trạng tôm giống giả, kém chất lượng, cũng như tình trạng gia hoá chọn tạo tôm bố mẹ chưa được giám sát chặt chẽ, đúng với điều kiện sinh học cho phép.
Các doanh nghiệp cũng đề xuất, cần giải quyết cấp bách 3 vấn đề để cứu ngành tôm. Một là, nhận dạng thương hiệu. Theo đó, mỗi cơ sở, doanh nghiệp sản xuất tôm giống chỉ được đăng ký một thương hiệu. Bởi đang tồn tại tình trạng một cơ sở sản xuất đăng ký nhiều thương hiệu và có hiện tượng một doanh nghiệp hôm nay dán thương hiệu này bán cho bà con, ngày mai lại dán thương hiệu khác để bán. Điều đáng nói các đơn vị đó không có trại sản xuất, mà chỉ đi thu gom tôm giống rồi bán, nên chất lượng khó kiểm soát.
Hai là, quản lý tôm bố mẹ. Cơ quan quản lý nhà nước cần quy định bắt buộc các doanh nghiệp công bố số lượng định kỳ. Theo đó, công khai minh bạch số lượng, nguồn gốc tôm bố mẹ nhập khẩu và tôm bố mẹ nội địa, để người dân nuôi tôm dễ dàng lựa chọn tôm giống có nguồn gốc phù hợp.
Ba là, cơ sở sản xuất phải công bố chất lượng và nhãn mác bao bì đầy đủ thông tin như tên công ty, cơ sở sản xuất, địa chỉ, số điện thoại, nguồn gốc tôm bố mẹ nhập khẩu hoặc tôm gia hóa.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

ĐBSCL: Giá lúa tăng từng ngày do hạn, mặn gay gắt

Trước tết Bính Thân 2016, giá lúa tươi IR 50404 chỉ khoảng 4.300 – 4.400 đồng/kg; giá lúa Jasmine tươi từ 4.500 – 4.600 đồng/kg. Tuy nhiên qua Tết, hai loại lúa này bất ngờ giảm từ 100 – 200 đồng/kg, nhưng khoảng hơn nửa tháng 02/2016 thì bất ngờ tăng trở lại. Cụ thể khoảng đầu tháng 3/2016, lúa tươi IR 50404 có giá từ 4.400 – 4.500 đồng/kg; lúa Jasmine tươi từ 4.700 – 4.900 đồng/kg.
Anh Nguyễn Thanh Hiên – xã Xuân Thắng (huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) cho biết, gia đình anh làm 1,5 ha lúa IR 50404 cách đây hơn 1 tuần chỉ bán được 4.500 đồng/kg. Nhưng không ngờ hiện nay giá lúa tăng lên 5.000 đồng/kg, tính ra mất hơn 7 triệu đồng/15 tấn lúa mà anh đã bán cách đây hơn 1 tuần.
Bà Nguyễn Thị Mi – Phú Tân, An Giang cho biết, gia đình bà làm 2 ha lúa Jasmine với năng suất trung bình 1 tấn/công. Theo bà Mi nếu so với năm rồi thì 1ha lúa năng suất giảm 500 kg lúa. Đã vậy, tại thời điểm bà Mi bán chỉ ở mức 4.800 đồng/kg lúa tươi, nhưng hiện nay giá lúa tươi loại này đã tăng lên 300 đồng/kg.
 dbscl: gia lua tang tung ngay do han, man gay gat hinh anh 1
Do hạn, mặn... năng suất vụ lúa đông xuân 2016 bình quân giảm từ 0,3 -0,5 tấn/ha.
Theo ngành nông nghiệp nhiều tỉnh thành khu vực ĐBSCL cho biết, năng suất vụ lúa đông xuân 2015 – 2016 từ 6,2 - 6,5 tấn/ha, giảm khoảng 0,3 - 0,5 tấn/ha so cùng kỳ. Nguyên nhân làm năng suất vụ lúa đông xuân giảm là do thời tiết năm nay khó khăn, hạn, mặn, sương muối… Đặc biệt là một số tỉnh hưởng lợi từ mùa lũ, được phù san bồi đắp ruộng đất như An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang… thì năm nay xem như mất trắng nên cũng là lí do làm năng suất lúa giảm.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, giá lúa ở ĐBSCL mấy ngày qua liên tục tăng, cụ thể giá lúa có phẩm cấp thấp như IR 50404 thương lái mua tại đồng từ 5.000 – 5.300 đồng/kg, lúa khô từ 5.900 – 6.000 đồng/kg; Lúa Jasmine tươi ừ 5.400 – 5.500 đồng/kg, lúa khô từ 6.200 – 6.300 đồng/kg.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Võ Nguyên Nam – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang cho biết, nguyên nhân giá lúa tăng liên tục mấy ngày qua là do ảnh hưởng từ hạn mặn, sản lượng lúa cả ĐBSCL giảm vì có trên 100.000 ha lúa bị thiệt hại. Ngoài ra, giá lúa tăng vì các nước tăng cường mua gạo dự trữ. Tuy nhiên, chỉ sợ khi giao hết số lượng gạo theo hợp đồng tập trung, không có hợp đồng mới thì giá gạo sẽ giảm. Hơn nữa các hợp đồng thương mại hiện nay cũng chưa có cũng là nguyên nhân có thể làm giá lúa giảm trong thời gian tới.
 dbscl: gia lua tang tung ngay do han, man gay gat hinh anh 2
Toàn vùng ĐBSCL hiện có 160.000 ha lúa bị thiệt hại do hạn mặn nên tổng sản lúa ở vùng này giảm, từ đó làm giá lúa mấy ngày qua liên tục tăng cao, trung bình cao hơn so với cùng kỳ khoảng 300 đồng/kg lúa.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo cả nước trong 2 tháng đầu năm 2016 đạt trên 856.000 tấn gạo (cao hơn cùng kỳ gần 102%), trị giá FOB gần 348 triệu USD. Việc tăng số lượng xuất khẩu chủ yếu từ các hợp đồng của năm 2015 chuyển sang.
Còn thống kê của Bộ NN-PTNT, tính đến nay ở đồng bằng sông Cửu Long có 160.000 ha lúa bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, tương đương 800.000 tấn lúa mất trắng, 300.000 hộ với khoảng 1,5 triệu người không có thu nhập.
Do lúa tăng giá nên nhiều nông dân ĐBSCL đang tranh thủ xuống giống vụ hè thu, trong khi đó Bộ NN-PTNT cũng như một số ngành chức năng đã cảnh báo ở những vùng bị xâm nhập mặn trên 3‰ tuyệt đối không sạ lúa vào lúc này mà phải chờ mưa xuống để giảm độ mặn; những vùng nhiễm mặn dưới 3‰ có thể xuống giống nhưng phải sử dụng giống chịu mặn, ngắn ngày…
Theo dự báo, nếu hạn, mặn kéo dài đến tháng 6/2016 thì vụ hè thu này toàn vùng ĐBSCL sẽ có khoảng 500.000ha lúa bị ảnh hưởng. Do vậy, nếu bà con nông dân không tuân thủ các nguyên tắc của ngành chức năng về thời điểm gieo sạ cũng như giống lúa… sẽ không lường trước những thiệt hại xảy ra trong vụ lúa hè thu, khi tình trạng hạn, mặn đang diễn ra gay gắt như hiện nay.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Mỹ giám sát cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam, doanh nghiệp cá tra lo lắng

Suốt hai tháng đầu năm, thị trường Mỹ là tâm điểm thu hút và lo lắng của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Ngày 2/3/2016, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã cập nhật danh sách các công ty của 4 quốc gia là: Việt Nam, Trung Quốc, Myanma và Thái Lan đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ theo Chương trình giám sát đối với loài cá thuộc họ Siluriformes.
23 nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam được công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào Mỹ nằm trong danh sách này. Theo danh sách cập nhật mới của USDA, Trung Quốc có 19 công ty; Thái Lan có 7 công ty và Myanma có 13 công ty xuất khẩu cá da trơn và cá tra nằm trong danh sách.
Tiếp đó, ngày 9/3/2016, USDA tiếp tục xem xét và công nhận thêm 22 cơ sở chế biến cá tra Việt Nam vào danh sách các DN nước ngoài được phép chế biến xuất khẩu cá và sản phẩm cá họ Siluriformes vào Hoa Kỳ. quyết định này nâng tổng số nhà máy chế biến cá tra Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang Hoa Kỳ lên 45 cơ sở.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ, hiện nay, chương trình thanh tra cá da trơn mà USDA công bố hồi đầu năm đang gây tâm lý lo lắng cho DN nhưng hiện chưa ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Trong suốt khoảng thời gian chuyển đổi 18 tháng, Cục Kiểm tra và ATTP (FSIS) sẽ tiến hành tái giám sát và lấy mẫu ngẫu nhiên ít nhất 1 lần/quý tại cơ sở nhập khẩu của Hoa Kỳ để giám định. Trong quá trình này, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường.
Hiện xuất khẩu cá tra sang Mỹ đang có chiều hướng suy giảm, nhưng nguyên nhân chính là do số lượng doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ giảm. Thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phile đông lạnh nhập khẩu vào Mỹ quá cao khiến cho nhiều doanh nghiệp buộc phải rút lui và không thể bám trụ tại thị trường này.



ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Tìm cách vực dậy ngành nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang xây dựng kế hoạch để vực dậy ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020, vốn đã bị tụt dốc trong giai đoạn 2011 - 2015.
Trong số hơn 10 triệu lao động nông nghiệp thì có tới 97% không được đào tạo nghề. Ảnh: Ngọc Minh
Trong số hơn 10 triệu lao động nông nghiệp thì có tới 97% không được đào tạo nghề. Ảnh: Ngọc Minh
Tăng trưởng bấp bênh
Giai đoạn 2011 - 2015, ngành nông nghiệp - một trong ba trụ cột của nền kinh tế - đặt kế hoạch tăng trưởng 2,6 - 3%. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt 3,3%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP (5,9%). Nhưng điều đáng nói là tốc độ tăng trưởng rất bấp bênh, từ mức 4,23% năm 2011 giảm xuống còn 2,92% năm 2012 và 2,63% năm 2013. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng của ngành này đạt mức 3,44%,  đến năm 2015 lại tụt xuống còn 2,14%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng chung GDP liên tục cải thiện kể từ năm 2012.
Ngành nông nghiệp Việt Nam có thế mạnh trong nhiều mặt hàng, như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su, sản phẩm thủy sản, hải sản… Nhưng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tăng trưởng xuất khẩu của ngành nông nghiệp 5 năm vừa qua chỉ đạt bình quân 9%/năm - thấp hơn rất xa so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của cả nền kinh tế (bình quân đạt 17,5%/năm). Ngay như năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chỉ tăng 0,2% so với năm 2014 (đạt 30,45 tỷ USD).
Theo ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, sản xuất nông nghiệp đã bộc lộ khá nhiều hạn chế như khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất của một số ngành hàng, sản phẩm chưa cao; đổi mới tổ chức sản xuất chậm; công tác quản lý chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập; kết cấu hạ tầng nông nghiệp vừa thiếu vừa yếu… Ông Doanh cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém kể trên. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư cho ngành rất hạn chế (chỉ chiếm 5,2% vốn đầu tư toàn xã hội) và trình độ lao động ở khu vực này rất thấp khiến năng suất lao động thấp (hiện mới đạt 30 triệu đồng/người, bằng 37,8% năng suất lao động bình quân toàn xã hội)…
Trước những khó khăn của ngành nông nghiệp, đặc biệt là thiên tai, hạn hán, bão lũ, ngập mặn, nước biển dâng mỗi năm một khốc liệt và thị trường nông sản thế giới chưa nhìn rõ tương lai phục hồi trở lại, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu phát triển của ngành trong giai đoạn 2016 - 2020 khá khiêm tốn: Tốc độ tăng trưởng 2,5 - 3%; năng suất lao động đạt 40 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 39 - 40 tỷ USD. Trong đó, năm 2016 mục tiêu đặt ra tương ứng là tăng trưởng 3%; năng suất lao động đạt 32 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 31 tỷ USD.
Đau đáu với tam nông
Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân (tam nông) là một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, trước sự khó khăn của tam nông không khỏi khiến ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đau đáu trước thực trạng được mùa rớt giá năm nào cũng xảy ra. Thiếu vốn đã trở thành phổ biến với hầu hết hộ nông dân, mặc dù đã có chính sách của Nhà nước. Thu nhập của nông dân thấp hơn đáng kể so với lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Lao động nông nghiệp chiếm tới 47% lực lượng lao động nhưng chỉ có năng suất bằng khoảng 1/3 so với lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Xuất khẩu nông sản không ổn định, giá cả và chất lượng bấp bênh.
“Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế kể trên, nhưng nguyên nhân cơ bản là trong số hơn 10 triệu lao động nông nghiệp thì có tới 97% không được đào tạo nghề nghiệp. Trong hoàn cảnh này, cộng với tình trạng “đói vốn” triền miên, diện tích canh tác nhỏ lẻ, manh mún thì khả năng chịu rủi ro rất thấp, thoát nghèo sau đó trở lại nghèo rất dễ dàng”, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh. Ông cũng đồng thời chỉ ra rằng, để phát triển nông nghiệp một cách bền vững, mặc dù chậm hơn so với công nghiệp và dịch vụ, cần phải liên kết nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ thành các đơn vị kinh tế lớn hơn dưới mô hình HTX.
Ông Nguyễn Văn Cảnh, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, để phát triển nông nghiệp tương xứng với vai trò, vị trí trong nền kinh tế,  cần phải có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp (DN) thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn. Đẩy mạnh xây dựng mô hình sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ giữa kinh tế hộ gia đình và DN với thị trường để đưa nông nghiệp lên sản xuất quy mô lớn, giá trị tăng cao trên cơ sở định hướng được thị trường đầu ra, đảm bảo được số lượng và chất lượng ổn định.
“Đây là việc mà nông dân không thể tự làm được, cần phải có DN kết hợp vào. Khó khăn trong việc liên kết ban đầu giữa DN và người dân là lòng tin của hai bên, làm sao để đảm bảo DN sẽ bao tiêu sản phẩm đầu ra khi giá xuống thấp cũng như làm sao để người dân đảm bảo cung cấp đủ số lượng cho DN khi giá trên thị trường tăng, trên cơ sở hợp đồng cam kết bao tiêu sản phẩm? Câu trả lời là cần có người thứ ba đứng ra bảo lãnh cho cả hai bên”, ông Nguyễn Văn Cảnh đề xuất. Và người thứ ba đứng ra bảo lãnh cho DN và nông dân thực hiện đúng cam kết, theo ông Nguyễn Thiện Nhân, không ai khác chính là HTX.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

3 năm tới, nông nghiệp ĐBSCL có thể kiệt quệ

Hội thảo giải pháp phòng, chống hạn, mặn cho cây trồng và vật nuôi vùng ĐBSCL được ĐH Cần Thơ tổ chức ngày 14.3. Theo thông tin tại hội thảo, đến trung tuần tháng 3, toàn bộ 13/13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đã bị nước mặn xâm nhập, trong đó có nhiều tỉnh bị mặn xâm nhập nặng nề như Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang... Riêng tại tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh chỉ còn 4 xã tại địa bàn huyện Chợ Lách là chưa bị nước mặn xâm nhập.
 3 nam toi, nong nghiep dbscl co the kiet que hinh anh 1Hàu chết do nước nhiễm mặn, nông dân huyện Bình Đại (Bến Tre) phải đổ bỏ.  Ảnh: V.N.N
Mức độ xâm nhập mặn tại khu vực ĐBSCL vào sâu khu vực nội đồng dao động ở mức 40-60 km, với tỷ lệ độ mặn từ 1-3 phần nghìn, có nơi lên đến 5-6 phần nghìn và dự báo sẽ còn tăng cao, kéo dài cho đến tháng 5. Thành phố Cần Thơ trước đây chưa bao giờ bị xâm nhập mặn, thì từ đầu tháng 3 đến nay, nước mặn đã xâm nhập đến quận Cái Răng, với độ mặn dao động từ 1-2 phần nghìn. Tại Cái Răng, theo quy định các nhà máy xử lý nước sinh hoạt sẽ không được lấy nước để xử lý, vì nước mặn đã vượt mức quy chuẩn dưới 0,75 phần nghìn.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo, một số khu vực tại ĐBSCL từ nay đến tháng 5 khi có gió chướng cấp 5-6 trở lên độ mặn sẽ tăng cao. Nếu tháng 5 có mưa tại ĐBSCL và lưu vực sông Mekong thì độ mặn sẽ giảm nhiều so với dự báo.
PGS-TS Đỗ Võ Anh Khoa - Trưởng bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) cho biết, nếu tốc độ xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn như hiện nay, trong 3 năm tới, nền nông nghiệp ở ĐBSCL có thể sẽ bị kiệt quệ; đất nông nghiệp, lương thực trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn.
Cũng theo ông Khoa, ĐBSCL sẽ giảm bớt diện tích nông nghiệp, giảm diện tích đất trồng cỏ cho gia súc, giảm phát triển chăn nuôi gia súc; đồng thời sẽ tăng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Nền nông nghiệp ĐBSCL sẽ co hẹp đáng kể.
Còn theo GS-TS Nguyễn Thanh Phương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, ĐBSCL đang bị ảnh hưởng nặng nề của hạn hán và xâm nhập mặn. Sự ảnh hưởng của hạn, mặn đang ngày một hiện hữu, rõ nét với khu vực này và đang có những tác động lớn đến nông nghiệp cũng như đời sống người dân nơi đây.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons