Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Đào rừng bung lộc sau rét: Dân Sa Pa “trúng đậm”

NĂM NAY DÙ THỜI TIẾT GIÁ RÉT CỰC ĐỘ VÀ CÓ TUYẾT RƠI DÀY, NHƯNG ĐÀO RỪNG VẪN SỐNG KHỎE, LẠI ĐƯỢC MÙA, ĐƯỢC GIÁ NÊN NÔNG DÂN CÁC XÃ CỦA HUYỆN SA PA (LÀO CAI) RẤT PHẤN KHỞI.


Vào những ngày giáp Tết Nguyên đán này, thời tiết Sa Pa (Lào Cai) bắt đầu nắng ấm, đây cũng là lúc người nông dân nơi đây hối hả bước vào vụ thu hoạch đào rừng.

Sau đợt rét lịch sử, các cây đào rừng vẫn thể hiện được sức sống dẻo dai, đâm chồi, nẩy lộc, bung hoa rực rỡ.
Sau đợt rét lịch sử, các cây đào rừng vẫn thể hiện được sức sống dẻo dai, đâm chồi, nẩy lộc, bung hoa rực rỡ.
Là một hộ có kinh nghiệm lâu năm với nghề trồng đào rừng, ông Vàng A Phư (hơn 50 tuổi, ở thị trấn Sa Pa cho biết: Năm nay dù thời tiết khắc nghiệt gây thiệt hại nghiêm trọng đến hoa màu và gia súc, nhưng bà con Sa Pa vẫn có nguồn thu nhờ cây đào rừng.
Theo ông Phư, đào rừng là một loại cây hoa đặc biệt, có thể chống chịu với thời tiết giá lạnh cực độ và có tuyết rơi dày. Đặc biệt, năm nay sau khi hết tuyết rơi, nhiệt độ tăng, trời nắng ấm nên đào bung lộc, nụ rất nhanh. Khách mua từ dưới xuôi lên vì thế rất thích và mua nhiều, khiến đào được giá hơn mọi năm.
Ông Bử - chủ một vườn đào ở thị trấn Sa Pa cho biết: So với mọi năm thì năm nay đào rừng nhiều lộc, nụ, hoa đẹp hơn hẳn. Trong đó, có nhiều cành đào giá bán lên đến hàng chục triệu đồng là chuyện bình thường.

Ông Phư ở thị trấn Sa Pa huy động người vác, đưa cành đào rừng từ vườn nhà lên xe bán cho khách buôn với giá gần 5 triệu đồng. “Nhà có 2 trâu, nghé bị chết trong đợt rét vừa qua, nhưng tôi vẫn còn may mắn gỡ bán được vài chục cành đào, giúp gia đình vớt bớt phần nào khó khăn đấy” – ông Phư chia sẻ.
Ông Phư ở thị trấn Sa Pa huy động người vác, đưa cành đào rừng từ vườn nhà lên xe bán cho khách buôn với giá gần 5 triệu đồng. “Nhà có 2 trâu, nghé bị chết trong đợt rét vừa qua, nhưng tôi vẫn còn may mắn gỡ bán được vài chục cành đào, giúp gia đình vớt bớt phần nào khó khăn đấy” – ông Phư chia sẻ.

Đặc trưng của Đào rừng ở Sa Pa là thân mốc, có nhiều rêu bám, dáng thế tự nhiên nên được khách mua rất chuộng.
Đặc trưng của Đào rừng ở Sa Pa là thân mốc, có nhiều rêu bám, dáng thế tự nhiên nên được khách mua rất chuộng.

Do đào rừng giòn, dễ gẫy nên trước khi đưa lên xe, các thương lái phải cho người buộc, nứu cẩn thận bằng dây nilon.
Do đào rừng giòn, dễ gẫy nên trước khi đưa lên xe, các thương lái phải cho người buộc, nứu cẩn thận bằng dây nilon.

Vào những ngày này, khắp hai bên đường trong và ngoài huyện Sa Pa luôn tràn ngập đào rừng. Các cành đào rừng đã được các lái buôn từ Hà Nội, Hải Phòng… lên thu mua, gom vứt khắp bên vệ đường.
Vào những ngày này, khắp hai bên đường trong và ngoài huyện Sa Pa luôn tràn ngập đào rừng. Các cành đào rừng đã được các lái buôn từ Hà Nội, Hải Phòng… lên thu mua, gom vứt khắp bên vệ đường.

Thương lái tấp nập xếp đào lên xe để chuẩn bị đưa về xuôi bán.
Thương lái tấp nập xếp đào lên xe để chuẩn bị đưa về xuôi bán.

Anh Phương - một lái buôn đào rừng ở Hà Nội cho biết: Năm nay, đào rừng đẹp nên giá cao hơn so với mọi năm, bình quân từ 500.000 đồng đến trên dưới 10 triệu đồng/cành, tùy kích cỡ, dáng thế. “Năm nay, lượng đào cũng khá nhiều nên dễ mua hơn mọi năm” – anh Phương chia sẻ.
Anh Phương - một lái buôn đào rừng ở Hà Nội cho biết: Năm nay, đào rừng đẹp nên giá cao hơn so với mọi năm, bình quân từ 500.000 đồng đến trên dưới 10 triệu đồng/cành, tùy kích cỡ, dáng thế. “Năm nay, lượng đào cũng khá nhiều nên dễ mua hơn mọi năm” – anh Phương chia sẻ.

Các ô tô tải tấp nập “ăn hàng” bên các tuyến đường thuộc thị trấn Sa Pa.
Các ô tô tải tấp nập “ăn hàng” bên các tuyến đường thuộc thị trấn Sa Pa.

Đào rừng được người dân chở ra bán tại chợ Sa Pa rất nhiều.
Đào rừng được người dân chở ra bán tại chợ Sa Pa rất nhiều.
Nhiều em nhỏ tận dụng thời gian nghỉ học đi bán đào giúp bố mẹ kiếm thêm thu nhập.

Nhiều người dân các xã của huyện Sa Pa còn làm lán, trại bán đào rừng bên quốc lộ 4D.
Nhiều người dân các xã của huyện Sa Pa còn làm lán, trại bán đào rừng bên quốc lộ 4D.


Xót xa cảnh thương lái ép giá trâu, bò chết rét của người dân

NẾU CHỨNG KIẾN CẢNH BÀ CON NÔNG DÂN BÁN TRÂU, BÒ CHẾT RÉT CHO THƯƠNG LÁI VỚI GIÁ RẺ MẠT, NHIỀU NGƯỜI CÓ THỂ SẼ KHÔNG CẦM ĐƯỢC NƯỚC MẮT.

Xót xa cảnh thương lái ép giá trâu, bò chết rét của người dân
Để gỡ gạc lại chút vốn liếng, bà con nông dân tại nhiều nơi đã phải bán trâu bò cho các thương lái với giá rẻ. Đây được xem là cơ hội kiếm tiền của thương lái vùng cao khi trâu bò chết rét càng nhiều, giá thu mua lại càng rẻ.
Trên Quốc lộ 4D đoạn từ Lào Cai lên Sapa, hàng loạt điểm mổ trâu bò tự phát xuất hiện trong những ngày giá rét. Người dân đang chở trâu bò chết rét về chờ mổ thịt.
Tính trung bình một con trâu chết chỉ có giá khoảng 2 triệu đồng, tính ra giá mua chỉ vào gần 50.000đ/kg. Tuy nhiên sau khi giết mổ, bán trên thị trường, mỗi cân thịt trâu, bò có giá trên 200.000 đồng/kg
Riêng tỉnh Lào Cai trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, toàn tỉnh đã có hơn 600 con trâu bò bị chết rét, tập trung chủ yếu tại các bản vùng cao. Với nhiều gia đình, mỗi gia súc là cả một tài sản lớn và để khắc phục hậu quả đợt giá lạnh lịch sử này, người dân vùng cao sẽ còn phải mất một quãng thời gian rất dài.




Làm sao thực hiện giấc mơ 'cường quốc hoa'?

Việt Nam có đầy đủ lợi thế để trở thành một “cường quốc hoa” trên thế giới. Nhưng đáng buồn, ngành sản xuất và xuất khẩu hoa vẫn đang thiếu cơ chế để bứt phá.
Hoa lan tại Hội chợ hoa Tết Hà Nội.Hoa lan tại Hội chợ hoa Tết Hà Nội.
Tiềm năng
Khi mới bắt tay vào sản xuất lan hồ điệp, một loại lan rất được thị trường ưa chuộng hiện nay, gia đình chị Đỗ Thị Mơ (xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là vấn đề đất đai, giống, vốn, thị trường… nhìn đâu cũng thấy vướng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, những chậu lan đã bắt đầu mang lại cho chị niềm tin mới. “Đầu tiên chúng tôi đầu tư khoảng hơn 1 tỷ đồng để xây dựng một khu vực trồng, chăm sóc lan với diện tích hơn 1 nghìn mét vuông. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 5 năm, gia đình tôi đã có thu nhập kha khá từ vườn lan này. Trong dịp Tết nguyên đán này chúng tôi dự kiến cung cấp khoảng 2 vạn chậu lan cho thị trường Bắc Ninh, Hà Nội và một số tỉnh khác như Hải Dương, Bắc Giang. Ước tính doanh thu mỗi năm từ hoa lan đạt khoảng 300-400 triệu đồng/năm, đồng thời tạo việc làm cho hàng chục lao động thời vụ và 2 lao động thường xuyên”, chị Mơ cho biết.
Tại thôn Mãn Xã Tây, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, mô hình trồng hoa ly của anh Nguyễn Hữu Trường đang được coi là mô hình trồng hoa ly có diện tích lớn nhất tỉnh Bắc Ninh. Anh Trường cho biết, anh đã sang tận Trung Quốc để tham quan, học tập kinh nghiệm và mời 2 chuyên gia về tư vấn. Đồng thời anh đầu tư hơn 2,6 tỷ đồng để xây dựng nhà lưới, mua củ giống… Song thị trường hiện nay khá rộng mở với mức tiêu thụ khoảng 200 cây/ngày, từ vườn hoa ly đã cho anh thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đối với ông Nguyễn Văn Điền (thôn Yên Phúc, xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình), trước đây chỉ trồng các loại hoa truyền thống như cúc, dơn, đồng tiền… Tuy nhiên năm 2011, ông đã mạnh dạn trồng thử nghiệm hơn 5.000 củ ly giống Sorbonne, hoa thu đúng vào dịp Tết với giá bán buôn là khoảng 35-40 nghìn đồng/cây, lợi nhuận riêng vụ đó gia đình ông đạt khoảng 70 triệu đồng. Năm nay, ông cũng đã quyết định mở rộng diện tích để trồng 11 vạn củ ly để phục vụ Tết Bính Thân.
Siêu lợi nhuận
Theo đánh giá của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), kết quả điều tra nhu cầu thị trường hoa, cây cảnh Việt Nam cho thấy, giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng khoảng trên 11%. Mức độ tiêu dùng hoa cây cảnh trung bình của người dân đô thị năm 2000 mới chỉ là 25 nghìn đồng/người/năm thì đến năm 2014 là hơn 130 nghìn đồng/năm. Đối với người dân nông thôn, mức tiêu dùng tương ứng chỉ bằng 20% so với đô thị, mức tăng bình quân về cầu là khoảng 15%. Cùng đó, diện tích hoa, cây cảnh trong cả nước cũng được mở rộng và hiện có khoảng hơn 34 nghìn hécta đất nông nghiệp đang được dùng trồng hoa và cây cảnh. Thu nhập bình quân từ trồng hoa, cây cảnh cũng đang là một chỉ tiêu mơ ước của ngành nông nghiệp với khoảng 285 triệu đồng/ha, so với canh tác toàn ngành trồng trọt thì đã gấp khoảng 3,5 lần và không hiếm những mô hình cho thu nhập đến hàng tỷ đồng/ha/năm.
GS. TS Nguyễn Quang Thạch, Viện sinh học Nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng: Ngành hoa là ngành siêu lợi nhuận, nếu như hiệu quả của các cây nông nghiệp, công nghiệp có thể tính trên hécta, còn riêng với hoa nông dân có thể tính hiệu quả trên từng mét vuông. Đơn cử như cây hoa đồng tiền tại Tây Tựu (Hà Nội), mỗi mét vuông có thể trồng 8 cây, thu được khoảng 12 cành/năm, thu lãi khoảng 200 đồng/cành thì mỗi năm cũng đạt khoảng 240 triệu đồng/ha. Hầu hết các vùng, hộ sau khi chuyển đổi nông nghiệp theo hướng trồng hoa đều trở thành những vùng kinh tế phát triển. Ví dụ như tại Lâm Đồng hiện đang có khoảng 10 nghìn ha có thu nhập từ 200 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/năm đều tập trung ở vùng sản xuất hoa Đà Lạt. Tại xã trồng hoa Xuân Quan (tỉnh Hưng Yên), trong 3 năm trở lại đây không có người sản xuất kinh doanh nào bị thua lỗ, tổng thu nhập từ sản xuất hoa của Xuân Quan trong vụ hoa Tết 2015 ước đạt trên 100 tỷ đồng, nhiều hộ gia đình trồng hoa có mức thu nhập khoảng 1,5 đến 2 tỷ đồng/năm.
Sao chưa thành “cường quốc hoa”?
Đây là câu hỏi được đưa ra tại Diễn đàn “Liên kết nghiên cứu, sản xuất hoa, cây cảnh theo chuỗi giá trị” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại Hà Nội. Rõ ràng, Việt Nam đang có đủ các điều kiện để trở thành một cường quốc hoa: thị trường, đất trồng và điều kiện sinh thái phù hợp, cơ sở vật chất và công nghệ tiên tiến. Đặc biệt, theo GS Nguyễn Quốc Vọng, nguyên Giám đốc Trung tâm phát triển quốc tế, Học viện Nông nghiệp thì Mộc Châu và Lâm Đồng là những “nhà kính khổng lồ” trời cho. Việt Nam cũng có diện tích trồng hoa khá lớn, tương đương với Tây Ban Nha, quốc gia đứng thứ 5 châu Âu về lĩnh vực này, tuy nhiên giá trị xuất khẩu các mặt hàng hoa hầu như không đáng kể. Hiện nay, Đà Lạt được coi là xứ sở hoa của Việt Nam nhưng cũng chỉ có khoảng 20% đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Mổ xẻ vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam chưa phát triển ổn định và bền vững ngành hàng hoa theo cách tiếp cận chuỗi giá trị, chưa sản xuất theo yêu cầu thị trường. Nhà nước chưa coi hoa là sản phẩm chủ lực, chưa có các chính sách quan tâm đầu tư thỏa đáng cho ngành trồng hoa, thiếu vốn đầu tư hạ tầng, chính sách thuế chưa hấp dẫn người trồng hoa, thiếu công nghệ sản xuất tiên tiến… Giải quyết được những vấn đề này, giấc mơ đưa nước ta trở thành một “cường quốc hoa” sẽ không còn xa!





Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Xây dựng và phát triển nhãn hiệu sản phẩm “Cua biển Quảng Yên”

Dự án “Xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Cua biển Quảng Yên" cho sản phẩm cua biển của TX Quảng Yên thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ được Bộ KH&CN phê duyệt, với kinh phí trên 1,9 tỷ đồng.
Trong quá trình triển khai dự án, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn TX Quảng Yên rất đồng tình, ủng hộ. Báo Quảng Ninh dẫn lời ông Vũ Nhật Tiến, Giám đốc HTX Yên Đông (phường Yên Hải, TX Quảng Yên) cho biết: Phường Yên Hải có diện tích nuôi cua biển vào khoảng 230ha, từ những năm 1970, người dân ở đây đã bắt đầu quai đê lấn biển để nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức quảng canh. Sau đó, HTX tiếp quản và tu bổ cho người dân thuê sử dụng. Cứ 5 năm chúng tôi lại tổ chức đấu thầu một lần để nhiều người dân có cơ hội tham gia nuôi trồng thuỷ sản.
Cua biển Quảng Yên

CUA BIỂN QUẢNG YÊN ĐƯỢC NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐÁNH GIÁ CAO BỞI CÓ CHẤT LƯỢNG THỊT NGON, CHẮC. TRONG ẢNH: ĐẦM NUÔI CUA CỦA GIA ĐÌNH ANH NGUYỄN VĂN LỘC (BÊN TRÁI), THÀNH VIÊN HTX YÊN ĐÔNG (PHƯỜNG YÊN HẢI, TX QUẢNG YÊN).

Ông Tiến đưa chúng tôi đến thăm đầm nuôi cua biển lớn nhất HTX của anh Nguyễn Văn Lộc. Qua trò chuyện anh Lộc chia sẻ rằng, sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp nghề thuỷ sản (Hải Phòng), anh bắt đầu làm việc tại Xí nghiệp đánh cá Quảng Ninh (TP Cẩm Phả). Năm 2000, xí nghiệp đóng cửa. Với niềm yêu thích nghề nuôi trồng thuỷ sản, anh đã cùng anh em trong gia đình đắp đầm nuôi thuỷ sản với diện tích hơn 10ha tại xã Liên Vị. Sau quá trình tích luỹ kinh nghiệm, gia đình anh đã thuê hơn 100ha đầm của HTX Yên Đông từ tháng 1-2014 để mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2015, anh Lộc nuôi khoảng 6 vạn con cua, 3 triệu con tôm sú và 3 vạn cá các loại, qua đó đã thu được trên 1,6 tỷ đồng.
Anh Lộc tâm sự: “Thời gian qua, được cán bộ các cấp tuyên truyền về việc xây dựng thương hiệucua biển Quảng Yên, người dân chúng tôi ai cũng vui mừng, phấn khởi bởi sản phẩm của mình làm ra ngày càng có giá trị, nâng cao thu nhập. Đồng thời nghề nuôi cua sẽ ngày càng ổn định, phát triển. Do đó, năm 2016, tôi dự kiến sẽ nuôi gấp đôi so với năm trước”.
Ông Vũ Ngọc Hùng, Trưởng phòng Kinh tế, TX Quảng Yên khẳng định: Với giá trị nổi trội, cua biển Quảng Yên đã được người dân trên địa bàn nuôi với diện tích ngày càng lớn. Đồng thời, ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận, tin dùng. Mặc dù được tiêu thụ mạnh trên thị trường và giá trị cao nhưng cua biển Quảng Yên chưa có nhãn hiệu được công nhận nên thường xuyên bị lợi dụng, khai thác. Nhiều loại cua biển tuy được khai thác ở vùng biển khác, nhưng các thương lái lại mạo xưng là cua biển Quảng Yên để dễ bán và bán được giá cao hơn, làm ảnh hưởng đến uy tín của con cua biển Quảng Yên. Để khẳng định thương hiệu cho con cua biển Quảng Yên, từ năm 2014, Bộ KH&CN đã triển khai dự án “Xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Cua biển Quảng Yên” cho sản phẩm cua biển của TX Quảng Yên”. Theo đó, Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển rau hoa quả (Viện Nghiên cứu rau quả - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) làm chủ dự án để tạo lập, quản lý và phát triển thương hiệu “Cua biển Quảng Yên”.





Chè Lâm Đồng bán không được, phải cắt ngang ngọn bán giá bèo

Thời gian gần đây, khi những người dân tại huyện Bảo Lâm và xã Đam Bri, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng bắt đầu ồ ạt thu hái hàng chục ha chè ô long cao cấp thì giá thị trường bỗng bất ngờ sụt giảm. Thương lái không còn tới mua chè khiến người dân điêu đứng, nhiều hộ phải dùng máy, cắt ngang những ngọn chè để bán với giá bèo.
Ghi nhận tại xã Đam Bri (TP.Bảo Lộc) và vùng trồng chè Lộc Tân (huyện Bảo Lâm) nhiều hộ dân đang “ôm” những gốc trà đang trong kỳ thu hoạch của mình mà khóc ròng.
Bà Đinh Thị Sáu (ngụ thôn 12, xã Đam Bri, TP. Bảo Lộc) đứng nhìn gần 2 sào trà của gia đình nức nở nói: "Chúng tôi trồng hơn một năm rưỡi mới có những cây chè tốt và những lá chè đúng chất lượng. Số vốn bỏ ra cả hàng chục triệu đồng. Những tưởng, năm nay sẽ bán được chè với giá tốt, những ngày ắc tết để có thêm thu nhập. Nhưng ai nào ngờ tới hôm nay giá chè bất ngờ xuống thấp, không một thương lái nào tới thu mua hàng của nông dân chúng tôi”.
“Cả 3 lứa trở lại đây chè hái rồi không biết bán cho ai, những công ty thường xuyên thu mua trước đây cũng ngưng thu, dân chúng tôi phải bán tháo với giá rẻ để vớt vát lại” bà Sáu cho biết thêm.

   Chè Lâm Đồng bán không được, phải cắt ngang ngọn bán giá bèo - Ảnh 1
Gía chè sụt giảm, người dân cắt ngang ngọn bán với giá rẻ
Ông Phi (hộ nông dân trồng chè khác ở xã Lộc Tân cũng đang điêu đứng vì số chè ô long gia đình trồng bất lâu nay tới ngày thu hoạch không có người thu mua. Do đổ vốn vào chăm sóc, tới giờ nợ nần chồng chất, nhưng chè không ai thu mua, ông phải bán chè búp tươi để trang trải.
Trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Đam Bri (TP Bảo Lộc) cho biết: Toàn xã hiện có gần 160ha chè ô long. Trong đó, diện tích nhỏ lẻ trong dân khoảng 15ha. Hiện việc tiêu thụ sản phẩm chè ô long đối với người dân gặp rất nhiều khó khăn vì giá cả xuống thấp, nơi tiêu thụ không ổn định, thị trường tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào các công ty chế biến.
Không chỉ những hộ trồng chè ô long nhỏ lẻ bị ảnh hưởng, ngay cả những công ty trồng với quy mô lớn và có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến cũng chịu chung số phận.
   Chè Lâm Đồng bán không được, phải cắt ngang ngọn bán giá bèo - Ảnh 2
Nhiều doanh nghiệp lao đao vì chè ô long thành phẩm còn tồn kho nhiều
Cũng tại điểm trồng chè ô long Cầu Đất (TP. Đà Lạt), hàng trăm người dân nơi đây cũng đang thấp thỏm vì hai trong bốn công ty sản xuất chè tại đây rơi vào cảnh khó khăn. Trong khi đó Công ty TNHH Hà Linh (xã Trạm Hành, TP Đà Lạt, do nữ doanh nhân Hà Linh làm chủ gặp nạn nên mọi hoạt động dường như ngưng trệ.
Trao đổi với bà Lê Thanh Định - Phó giám đốc Công ty Fusheng (Lâm Đồng) chuyên sản xuất chè ô long thành phẩm. Bà cho biết, hiện công ty đang tồn kho tới 70 tấn chè, lý do là đối tác phía Đài Loan thông báo dừng mua đột xuất từ tháng 4 khiến công ty gặp rất nhiều khó khăn.
Theo tìm hiểu, những năm qua thị trường chè ô long cao cấp là mặt hàng được ưa chuộng và giá cả rất hợp lý. Số lượng nông sản làm ra đều được tận thu. Thị trường chủ yếu nhập loại hàng trên là Đài Loan (chiếm tới 90%). Trong đó gần 30 doanh nghiệp đăng ký sản xuất chè ô long tại Lâm Đồng thì có tới 24 doanh nghiệp Đài Loan.
   Chè Lâm Đồng bán không được, phải cắt ngang ngọn bán giá bèo - Ảnh 3
Một số hộ dân trồng chè tới vụ thu hoạch, không được giá vẫn phải hái để bán với giá rẻ
Nói về những khó khăn mà ngành chè đang gặp phải, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho rằng, việc xuất khẩu trà ô long gặp khó trong thời gian dài gần đây xuất phát từ tin đồn thất thiệt tại Đài Loan. Họ nói rằng chè ở Lâm Đồng nhiễm chất độc, lượng tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật vượt mức quy định khiến uy tín của ngành chè bị giảm sút. Trong khi đó, giữa các doanh nghiệp Đài Loan sản xuất chè tại Lâm Đồng và các doanh nghiệp sản xuất chè tại Đài Loan có sự cạnh tranh lẫn nhau.
Trước mắt, Sở NN&PTNT Lâm Đồng đang có công văn đề nghị các doanh nghiệp mua chè trả chậm cho dân. Đồng thời công ty có giải pháp ứng trước thuốc, phân bón... cho người dân yên tâm sản xuất. Chúng tôi sẽ sớm đề xuất một cuộc gặp giữa UBND tỉnh Lâm Đồng với Phòng kinh tế Đài Bắc tại TP.HCM cùng Chi hội chè Đài Loan ở Lâm Đồng để tìm hướng ra cho vụ việc bế tắc trên.




Việt Nam không nên sản xuất gạo thơm cao cấp

RANH LẠI HỌ, VIỆT NAM NÊN QUAN TÂM ĐẾN SẢN XUẤT GẠO VỚI SẢN LƯỢNG CAO

Tại “Hội thảo về tăng cường hợp tác ASEAN để đảm bảo An ninh lương thực” lần thứ 30 diễn ra ở Long An ngày 26-1, GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ, cho rằng chiến lược của ngành nông nghiệp Việt Nam là phải biến việc trồng lúa thành nghề hấp dẫn thu hút nông dân, phải cho nông dân biết cây lúa hiện nay là có giá trị kinh tế cao. Hạn chế khâu trung gia để nông dân có lợi nhuận cao với nghề này.
“Trước mắt cần cấu trúc lại cơ sở hạ tầng cho ngành nông nghiệp, hướng dẫn nông dân tham gia vào HTX để giảm chi phí sản xuất, qua đó đẩy thu nhập nông nghiệp tăng lên. Các cơ quan chức năng tăng cường hợp tác với nông dân, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lực thực đạt tiêu chuẩn an toàn trên thế giới” - GS-TS Võ Tòng Xuân đề nghị.
TS Rolando Dy khuyến nghị Việt Nam nên quan tâm đến sản xuất gạo với sản lượng cao, chất lượng trung bình nhưng bán giá cả hợp lý. Ảnh: Đ.Thi
TS Rolando Dy khuyến nghị Việt Nam nên quan tâm đến sản xuất gạo với sản lượng cao, chất lượng trung bình nhưng bán giá cả hợp lý. Ảnh: Đ.Thi
TS Rolando Dy, Giám đốc điều hành Trung tâm Kinh doanh Lương thực Thực phẩm, trường Đại học châu Á Thái Bình Dương (Philippines), cho rằng Việt Nam mỗi năm xuất khẩu từ 4,5 – 7 triệu tấn gạo, trong đó hơn 1 triệu tấn là gạo thơm. Do đó, thay vì học theo Thái Lan sản xuất lúa gạo thơm cao cấp vì không thể cạnh tranh lại họ, Việt Nam nên quan tâm đến sản xuất gạo với sản lượng cao, chất lượng trung bình nhưng bán giá cả hợp lý 700 – 800 USD/tấn sẽ đạt lợi nhuận nhiều hơn.
“Với cách làm hợp lý, năng suất hàng triệu tấn/năm người dân trồng lúa sẽ sống được mà Việt Nam cũng sẵn sàng cung ứng lúa gạo một cách tốt nhất ra thị trường thế giới” – ông Rolando Dy nói.




Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Nông dân "khóc ròng" vì trái Dư… dư đầy vườn

NHIỀU NÔNG DÂN Ở HẬU GIANG ĐÃ TẬN DỤNG NHỮNG KHOẢNG ĐẤT TRỐNG NGOÀI VƯỜN TRỒNG TRÁI DƯ PHỤC VỤ CHO THỊ TRƯỜNG TRÁI CÂY CHƯNG TẾT. NHƯNG NGƯỜI DÂN KHÔNG CHỦ ĐỘNG ĐƯỢC ĐẦU RA NÊN HIỆN NAY CÓ HÀNG TRĂM NGÀN TRÁI DƯ ĐÃ CHÍN VÀNG MÀ VẪN CHƯA CÓ THƯƠNG LÁI THU MUA.


Nhiều năm trở lại đây, mâm ngũ quả của người dân Nam bộ ngoài những loại trái như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung… nhiều người còn “biến tướng” thêm vào trái Dư vào mâm ngũ quả, với mong muốn có được một năm làm ăn thành công, có “của ăn, của để”. Nắm được thị hiếu đó, nhiều nông dân ở tỉnh Hậu Giang đã đầu tư trồng trái Dư để cung ứng cho thị trường Tết.
Vào Tết nguyên đán Ất mùi 2015, giá bán của mỗi trái Dư giao động từ 3.000 – 5.000 đồng/trái. Trung bình một cây Dư có hơn 100 trái, như vậy mỗi cây Dư sau khi thu hoạch người trồng thu lãi vài trăm ngàn. Thấy có lợi nhuận cao nên nhiều nông dân đã giữ lại hạt giống vào năm sau tiếp tục gieo trồng. Đến đầu tháng 6 âm lịch năm nay, nhiều nông dân đồng loạt xuống giống cây Dư, với mong muốn sẽ có được nguồn thu nhập cao vào vụ mùa Dư Tết.

Vườn Dư của anh Sư đã chín vàng nhưng vẫn chưa có thương lái đến mua
Vườn Dư của anh Sư đã chín vàng nhưng vẫn chưa có thương lái đến mua
Anh Huỳnh Mãnh Sư (27 tuổi), ấp Phú Trí B, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành cho biết: “Năm trước thấy trái Dư có giá, nên năm nay tận dụng 3000mđất trống của vườn cam sành bị hư để trồng 1.000 cây Dư, bán dịp Tết. Nhưng hiện tại, có quá nhiều hộ trồng nên đầu ra sản phẩm đang gặp khó khăn”.
Hiện tại, vườn Dư nhà anh Sư đã chín vàng rực, mỗi cây hơn 100 trái, ước tính cả vườn có khoảng 100.000 trái đang chờ thu hoạch. Nhưng theo anh Sư cho biết, hiện tại chỉ mới bán được khoảng 2.000 trái với mức giá 1.500 đồng/trái (đối với trái có đủ từ 4 - 5 nu lồi ở gần cuống và da phải sáng bóng). Theo đó, vườn Dư của anh Sư chỉ đạt khoảng 20% loại trái có đủ số nu yêu cầu, tức khoảng 20.000 trái. Được biết, số trái không đạt yêu cầu sẽ được bán theo dạng cân ký với mức giá 5.000 đồng/kg (khoảng 20 trái).
 
Nông dân khóc ròng vì trái Dư... dư đầy vườn.
Thê thảm hơn là trường hợp của bà Nguyễn Thị Út, ấp Phú Trí B, xã Phú Hữu khi mà vườn Dư 400 cây của gia đình bà Út đã chín vàng hơn 1 tuần nhưng đến nay vẫn chưa có thương lái nào đến hỏi mua. Bà Út cho biết: “Năm ngoái có mấy cây mà bán cả triệu bạc, thấy vậy tôi giữ lại trái lấy hạt làm giống để trồng. Ai ngờ, năm nay nhà nào cũng trồng, nhiều đến mức thương lái không thể thu mua hết”.
Anh Thảo, một thương lái thu mua trái Dư tại tỉnh Hậu Giang cho biết: “Năm nay, do bà con mình trồng nhiều quá, nên dẫn đến “cung vượt cầu”, mấy ngày nay tôi có chào hàng tại các chợ đầu mối TP. HCM, nhưng chỉ được một số ít tiểu thương đặt hàng. Ngoài ra, yêu cầu về chất lượng của họ khá cao nhưng giá thì khá rẻ”.

Năm trước đây, một trái Dư được bán từ 3.000 - 5.000 đồng/trái thì nay chỉ còn 1.500 đồng/trái nhưng chỉ lác đác vài thương lái đến thu mua
Năm trước đây, một trái Dư được bán từ 3.000 - 5.000 đồng/trái thì nay chỉ còn 1.500 đồng/trái nhưng chỉ lác đác vài thương lái đến thu mua
Theo anh Sư, bà Út và nhiều hộ trồng Dư tại Hậu Giang cho biết, do không tốn tiền giống, đất trồng Dư là đất nhà, không phải thuê mướn và cây Dư cũng không xài phân thuốc… Do vậy, khi gặp cảnh “thừa hàng dội chợ” như năm nay, bà con không bị thua lỗ nhiều mà chỉ bị thất thu đáng kể, có hộ mất nguồn thu từ chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Cụ thể như hộ anh Sư, nếu với 100.000 trái Dư của anh được bán với giá bình quân 3.000 đồng/trái thì anh bỏ túi khoảng 300 triệu đồng. Nhưng hiện tại anh Sư chỉ bán được 2.000 trái với giá 1.500 đồng/trái.
Trồng các loại trái cây ăn theo dịp Tết là một trong những vụ mùa quan trọng trong năm của bà con nông dân, nhằm có nguồn thu nhập để sắm sửa, trang hoàng nhà cửa mỗi khi Tết đến. Nhưng nếu chỉ trồng theo cách tự phát, không ký kết được đầu ra, nhiều khả năng dẫn đến thua lỗ... Lúc đó, vụ hoa, trái Tết… đã đẩy gia đình vào cảnh hết tiền tiêu Tết.




 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons