Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

TRỒNG CAO SU TÁI CANH ĐƯỢC MIỄN TIỀN THUÊ ĐẤT

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỪA ĐỒNG Ý MIỄN TIỀN THUÊ ĐẤT ĐỐI VỚI DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY CAO SU TÁI CANH TRONG THỜI GIAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2020.

caosutaicanh
Tái canh cao su được miễn tiền thuê đất
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính hướng dẫn địa phương thực hiện việc miễn tiền thuê đất nêu trên theo quy định; Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện.
Đây là động thái tích cực sau khi Hiệp hội Cao su Việt Nam có kiến nghị gửi lên các bộ ngành liên quan. Theo kiến nghị của Hiệp hội, hiện ngành cao su đang gặp rất nhiều khó khăn như: cung vượt cầu, giá cao su giảm thấp và chưa có dấu hiệu phục hồi trước năm 2020. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, giá bán cao su đạt gần 52 triệu đồng/tấn, năm 2014 giảm xuống còn hơn 37 triệu/tấn và năm 2015 chỉ còn 30 triệu/tấn và sang năm 2016, nếu giá dầu thô tiếp tục lao dốc thì giá bán cao su có thể rơi xuống mức 20 triệu/tấn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn đó, Nghị định 46/2014/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực từ 1/7/2014 lại trút thêm gánh nặng cho người trồng cao su khi quy định thời gian xây dựng cơ bản của vườn cao su tái canh không được miễn tiền thuê đất trong khi trước ngày 01/7/2014, vườn cao su trồng mới và tái canh đều được miễn tiền thuê đất.
Hiệp hội cũng cho biết từ năm 2015 trở đi, ngành cao su hạn chế trồng mới, chủ yếu là thực hiện tái canh diện tích cao su đã hết chu kỳ khai thác, khoảng 20 ngàn đến 30 ngàn ha/năm, trong đó phải đầu tư nguồn vốn cho phục hoang, trồng lại, chăm sóc từ 6 đến 8 năm. Trong thời gian này, vườn cao su tái canh chưa có sản phẩm nên chưa có doanh thu, lợi nhuận, do vậy, gây khó khăn cho việc nộp tiền thuê đất trồng cao su, mặt khác làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành và khiến người trồng có xu hướng chuyển đổi sang cây trồng khác.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons