Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Thịt ngoại ồ ạt "chen chân"

Tính đến hết tháng 10/2015, nước ta nhập gần 348.000 con trâu, bò sống với kim ngạch 363 triệu USD, tăng 72% về số lượng, 101% về kim ngạch nhập khẩu so với cùng kỳ.
Tin tức tức báo Công an TPHCM, không chỉ có thịt ngoại nhập như: gà Mỹ, bò Úc, sụn non Tây Ban Nha,… mà ngay cả gạo vốn là mặt hàng chủ lực của ta cũng có lúc phải chịu lép vế trước hàng ngoại, trước hết là về mặt giá thành.
Giá thịt bò Mỹ khoảng 200.000 đồng/kg, bắp bò Úc giá 250.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thịt bò trong nước dao động khoảng 230.000 – 250.000 đồng/kg. Đùi gà Mỹ chỉ 50.000 đồng/kg nhưng đùi gà công nghiệp trong nước giá cao gấp 2 lần.
Bất kể người bán hàng là bán lẻ hoặc từ các chợ, siêu thị đều cam đoan các sản phẩm có giấy chứng nhận, kiểm dịch rõ ràng. Lượng thịt này cũng được tiêu thụ khá nhiều, chủ yếu là quán ăn bình dân nhưng cá biệt vẫn có nhà hàng và một số khách sạn 2-3 sao.
Báo Pháp luật TPHCM cũng đưa tin, những ngày cuối năm lượng thịt ngoại vào thị trường Việt Nam nhiều hơn. Tại một số siêu thị, chân gà Việt Nam giá khoảng 60.000 đồng/kg trong khi chân gà Brazil chỉ 47.000 đồng. Còn tại chợ, chân gà nhập khẩu xuống mức 35.000-40.000 đồng/kg, trong khi chân gà công nghiệp Việt Nam tới 65.000 đồng.
Đùi tỏi gà nhập khẩu từ Mỹ chỉ có giá chưa tới 42.000 đồng/kg, trong khi đùi tỏi gà Việt Nam có giá thấp nhất cũng 55.000 đồng một kg, nếu thị trường biến động, đùi gà nội có giá lên tới 70.000-80.000 đồng một kg. Như đùi tỏi gà CP hiện có giá 82.000 đồng/kg.
Lý giải về thịt ngoại giá rẻ, một số chủ cửa hàng cho rằng do giá trị một số mặt hàng không được đánh giá cao ở thị trường nước ngoài nhưng lại được ưa chuộng ở Việt Nam. Theo số liệu của Hội Chăn nuôi Việt Nam, giá thành sản xuất lợn thịt ở Mỹ thấp hơn khoảng 30% so với ở Việt Nam.
So sánh mặt hàng khác như gạo, dạo gần đây không ít cơ sở trong nước đã chủ động nhập gạo Campuchia về bán. Mặc dù thực chất loại gạo này không khác gì gạo trong nước và giá thành cũng tương đương nhưng nhiều người cho rằng đây là gạo lúa mùa (chỉ sản xuất theo mùa) nên không sử sụng thuốc trừ sâu.
Đối với các loại gạo giá cao hơn, người tiêu dùng có khuynh hướng sử dụng gạo Thái Lan. Chị Nguyễn Vân Khánh, người mua gạo Thái Lan tại Big C cho biết: “Gạo Thái khi nấu chín thơm hơn gạo Việt, mình đã từng qua Thái chơi, có nghe nói đến quá trình sản xuất gạo bên Thái. Hạn chế sử dụng thuốc, cũng như có các quy định khắt khe về an toàn vệ sinh khi đóng gói bao bì”.

Tính đến hết tháng 10/2015, nước ta nhập gần 348.000 con trâu, bò sống với kim ngạch 363 triệu USD, tăng 72% về số lượng, 101% về kim ngạch nhập khẩu so với cùng kỳ.

‘Chống đỡ’ với thịt ngoại nhập
Báo Pháp luật TPHCM thông tin thêm, Việt Nam đang nhập khẩu thịt gà từ hơn 20 quốc gia, chủ yếu từ Mỹ, Brazil, Hàn Quốc, các nước EU. Trong đó, lượng thịt gà nhập từ Mỹ chiếm hơn 50%. Nhiều nước như Canada, Ba Lan cũng đang đẩy mạnh quảng bá sản phẩm thịt heo, bò tại Việt Nam.
“Khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thịt từ những nước có ngành chăn nuôi hiện đại như Mỹ, Australia, Canada có thế mạnh với giá thành sản xuất thấp sẽ đổ bộ vào nước ta nhiều hơn do thuế giảm” - ông Đoàn Xuân Trúc nhận định.
Theo ông Phạm Đức Bình, Công ty Cổ phần Thanh Bình, việc nhập thịt ngoại là bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước và do giá cả hợp lý nên nhiều người chọn mua thịt ngoại là tất yếu”.
Tuy vậy, với thịt gà, ông Bình cũng thừa nhận hiện nay gà công nghiệp trong nước đang “chờ chết” vì không cạnh tranh nổi với gà cùng loại nhập từ Mỹ với giá chỉ khoảng 15-16.000 đồng một kg, người nuôi lỗ nặng. Ông Bình khuyến cáo nên chuyển sang… nhập gà công nghiệp chứ không nên nuôi giống gà này và chỉ tập trung nuôi gà ta, gà thả vườn.
Ông Bình nói thêm: “Nuôi heo đang có lãi vì có thị trường đầu ra là Trung Quốc. Song tới đây lượng thịt heo nhập từ các nước TPP sẽ tăng mạnh, do đó nếu không thay đổi, người nuôi heo trong nước cũng sẽ hết đất sống. Cụ thể là phải làm sao giảm giá thành sản xuất heo xuống dưới 35.000 đồng một kg heo hơi thì mới có lợi nhuận, cạnh tranh lại, còn ở trên mức đó thì chỉ có chết”.
Phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam Phạm Đức Bình nhìn nhận khi hội nhập thì thịt ngoại nhập khẩu vào ngày càng nhiều là điều bình thường. Nhưng các cơ quan chức năng cần phải công khai, minh bạch số liệu nhập khẩu, nguồn gốc xuất xứ nhập phải rõ ràng. Bên cạnh đó phải có hàng rào kỹ thuật đối với thịt nhập khẩu.
Theo ông Bình, hàng Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài như thủy sản, người tiêu dùng nước họ có thể kiểm tra được ao nuôi, nhà máy chế biến, xuất khẩu và phải đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn, chỉ cần một ít dư lượng rất nhỏ là bị trả về. Vậy Việt Nam cũng có thể làm ngược lại đối với hàng nhập khẩu, nhất là mặt hàng thịt”, ông Bình nêu quan điểm.
Với góc nhìn tương tự, ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho rằng áp lực thịt ngoại sẽ tạo động lực đối với các ngành chăn nuôi trong nước phải đầu tư xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ đầu tư giống, trang trại, nhà máy giết mổ đến hệ thống phân phối. Còn đối với người nông dân, quy mô nhỏ, nuôi thủ công thì cần hình thành các hợp tác xã, hợp tác liên kết với các công ty tiêu thụ sản phẩm.
“Người nông dân không nên chạy theo nuôi công nghiệp vì không bao giờ đủ sức để cạnh tranh. Nên phát triển chăn nuôi theo hướng sinh thái, xanh, sạch. Những trang trại heo rừng, heo nuôi hữu cơ không cho ăn cám công nghiệp hiện nay đầu ra rất tốt, bán theo đơn đặt hàng rất ổn định” - ông Chinh nói.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho hay dịp tết sắp tới hiệp hội tập hợp những trang trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP bán hàng tại bảy điểm ở các chợ và cửa hàng tại thành phố Biên Hòa và một số huyện lân cận thuộc tỉnh Đồng Nai. Tại các chợ, chúng tôi sẽ ký cam kết với một số tiểu thương bán thịt VietGAP, có bảng hiệu để người tiêu dùng nhận biết, có thể truy xuất nguồn gốc và cơ quan thú y sẽ kiểm tra thường xuyên.
Còn ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan, cho hay hiện nay số lượng thịt VietGAP bán tại Vissan đã chiếm 40% tổng sản lượng. Những điểm nào bán thịt VietGAP thì không bán thịt thường và ngược lại, tránh tình trạng lẫn lộn gây mất uy tín với người tiêu dùng. Dù giá heo hơi VietGAP mà công ty mua vào cao hơn heo thường 500 đồng một kg, tuy nhiên bán đến người tiêu dùng vẫn bằng giá heo thường.
Tính đến hết tháng 10/2015, nước ta nhập gần 348.000 con trâu, bò sống với kim ngạch 363 triệu USD, tăng 72% về số lượng, 101% về kim ngạch nhập khẩu so với cùng kỳ.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons